Bắt bệnh cho con qua màu sắc... phân
Tin liên quan
Theo các nghiên cứu được đăng trên báo Khám phá cho biết, màu sắc phân của bé tùy thuộc vào độ tuổi:
“Sản phẩm phân” đầu tiên của con PHẢI là
Phân su màu xanh đen
Màu phân này là do em bé trong bụng người mẹ trước đó nuốt nước ối, đồng thời thải nốt những tế bào biểu mô, vellus tóc, bã nhờn và mật, tiết đường ruột sản sinh trong quá trình là thai nhi trong bụng mẹ. Thông thường từ 6-12 giờ sau khi sinh trẻ sẽ có phân su màu xanh đậm, nhưng trẻ sinh non có thể sẽ muộn hơn. Phân su màu xanh đậm này thường duy trì 2-3 ngày sau sinh. Về sau, với việc bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức, phân su sẽ từ từ đổ màu nhạt dần sang vàng.
Phân trong tháng đầu sau sinh
Trẻ bú mẹ có phân màu vàng
Sau khi em bé bắt đầu bú mẹ, màu sắc phân sẽ chuyển dần sang vàng. Bởi vì sữa mẹ rất giàu oligosaccharides, một loại chất kích thích nhu động ruột hoạt động tốt, vì vậy hầu hết các em bé bú mẹ đều không gặp vấn đề rắc rối về “sản phẩm đầu ra” như táo bón hay tiêu chảy. Trẻ sơ sinh bú mẹ thường xuyên sẽ đi tiêu ngày 5-6 lần. Phân một em bé khỏe mạnh lúc này sẽ nhão mù tạt, có màu vàng hoa cà hoa cải, đôi khi chất nhầy trong phân, hoặc thậm chí xả phân xanh, phân không có mùi đáng kể và không có bọt.
Trẻ ăn sữa công thức có phân màu vàng-trắng
Số lần đi tiêu của trẻ bú sữa ngoài sẽ ít hơn trẻ bú mẹ từ 1 hoặc 2 lần một ngày, phân có màu vàng-trắng, tương đối khô. Nếu tiêu hóa của con có vấn đề, thường phân sẽ có màu nâu, mùi hơi chua.
Phân trong thời kỳ ăn dặm
Khi trẻ chuyển sang ăn dặm, màu sắc phân cũng “phong phú” hơn rất nhiều. Thường thời gian này trẻ sẽ chỉ đi tiêu khoảng 2-3 lần/ngày, có bé 2,3 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên nếu thấy phân của con vẫn ướt, không khô tức là trẻ không bị táo bón và mẹ cũng không cần quá lo lắng. Một số màu phân thời kỳ này của trẻ mẹ cần lưu ý là:
Phân đen: Nếu mẹ cho con bổ sung sắt, phân của bé có thể chuyển từ màu xanh đậm sang đen nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Chỉ khi mẹ không cho con bổ sung sắt mà phân của bé vẫn có màu đen thì mới cần hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng.
Phân da cam: Xuất hiện khi thức ăn không tiêu hóa được pha trộn với nhau.
Phân có nhiều màu sắc và khối: Một số loại thức ăn không tiêu hóa được trong ruột của bé có thể “ra ngoài” với nguyên hình dạng và màu săc. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày thường không hấp thụ hoàn toàn lượng thức ăn bé ăn vào. Mẹ nên giảm khẩu phần ăn cho con để tránh hại dạ dày sau này.
Màu phân báo hiệu bé đang có bệnh
Bệnh tiêu chảy
- Phân loãng hơn bình thường.
- Bé đi đại tiện nhiều lần trong ngày hoặc mỗi lần thải ra lượng phân nhiều.
- Phân phun ra, bắn thành tia
Bé được bú sữa mẹ ít có nguy cơ bị tiêu chảy hơn so với bé bú sữa công thức. Trong sữa mẹ có các chất giúp kháng lại sự phát triển của các vi khuẩn gây tiêu chảy.
Đối với bé bú sữa công thức, trước khi pha sữa cho bé mẹ phải rửa tay sạch sẽ và tiệt trùng bình sữa, dụng cụ pha sữa đúng quy cách. Phải pha sữa đúng theo công thức và nhiệt độ ghi trong bảng hướng dẫn. Sữa bé bú thừa thì không nên cho bé bú lại.
Bé bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân như bị nhiễm khuẩn đường ruột, uống quá nhiều nước trái cây hoặc ăn nhiều hoa quả, do dị ứng với thuốc hoặc do dị ứng thực phẩm.
Đến thời kỳ mọc răng, phân của bé cũng thay đổi và loãng hơn phân bình thường. Mẹ cần chú ý đến những triệu chứng khác để phân biệt bé bị tiêu chảy do mọc răng hay do gặp vấn đề về tiêu hóa.
Bé bị táo bón
Rất nhiều trường hợp khi bé đi đại tiện, mặt bé đỏ gay gắt và trông có vẻ đang rặn rất khó khăn. Tuy nhiên đây lại là hiện tượng bình thường nếu phân của bé không đặc.
Bé được xác định bị táo bón khi có những triệu chứng sau:
- Bé gặp khó khăn thực sự khi đi đại tiện.
- Phân của bé thải ra ít và khô, giống như phân thỏ. Hoặc phân bé to nhưng lại rất khô.
- Bé có vẻ bị đau, khóc và khó chịu mỗi lần đại tiện.
- Bụng bé cứng.
- Phân của bé có lẫn những sọc máu đỏ
Tương tự như bệnh tiêu chảy, bé bú sữa công thức có nguy cơ bị tiêu chảy cao hơn so với bé bú sữa mẹ. Mẹ có thể mát xa bụng cho bé để giảm thiểu nguy cơ này. Ngoài ra nếu bé bị sốt, mất nước, thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày cũng khiến bé bị táo bón.
Nếu tình trạng táo bón kéo dài, sẽ hình thành tâm lý sợ đại tiện vì sợ đau, càng khiến bé lâu khỏi và gây nguy hiểm cho bé. Mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống cho bé để cải thiện tình trạng này.
Phân của bé có màu xanh
Nếu bé bú sữa mẹ và đi phân màu xanh, có thể là dấu hiệu cho biết bé hấp thụ quá nhiều lactose (loại đường tự nhiên có trong sữa). Điều này do bé bú sữa đầu (sữa nhạt, chủ yếu cung cấp nước) quá nhiều và không nhận đủ lượng sữa cuối (sữa đặc hơn, giàu protein và các chất dinh dưỡng khác) cần thiết. Mẹ nên cho bú đều hai bên. Luôn để bé bú hết một bên vú, rồi mới chuyển sang bên còn lại. Nếu sữa mẹ quá nhiều, có thể vắt bớt sữa đầu đi, để bé bú đủ sữa cuối giàu dinh dưỡng.
Nếu bé bú sữa công thức, mẹ cân nhắc việc đổi sữa khác cho bé. Có thể cơ địa bé không phù hợp với loại sữa này. Nếu bé đi phân xanh quá 24 giờ, hãy đưa bé đi khám bác sỹ, vì có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Phân của bé có màu rất nhạt
Trẻ sơ sinh đi phân màu nhạt có thể do mắc chứng vàng da. Vàng da có hai loại: vàng da sinh lý và bệnh lý. Bé bị vàng da sinh lý sẽ chỉ bị vàng da ở vùng mặt bụng, và thường hết trong thời gian ngắn, khoảng 10 ngày. Vàng da bệnh lý là khi mặt bé vàng, mắt vàng, sau đó lan xuống dưới, ra phía sau lưng và sưởi nắng không thể hết được.
Ngoài ra nếu phân bé nhạt màu trắng, mẹ cũng cần đưa bé đến bác sỹ ngay vì có thể bé gặp vấn đề về gan, có thể do bị vàng da kéo dài quá hai tuần.
Chi Chi (tổng hợp)
Nguồn: Gia đinh Việt Nam
Video hot: [mecloud]n7cn8XNbYj[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua