Bảy điều người lớn làm giúp trẻ đạt thành tích tốt hơn
Tài năng là do thiên bẩm hay được nuôi dưỡng mà thành? Đây là câu hỏi gây tranh cãi. Có người cho rằng một số trẻ dễ dàng đạt thành tích tốt hơn ở trường so với những người khác, trong khi số khác tin rằng hầu hết học sinh có thể đạt kết quả cao. The Guardians (Anh) ngày 8/8 tổng hợp ý kiến các chuyên gia về những gì phụ huynh và giáo viên có thể làm để giúp trẻ học tập hiệu quả hơn.
1. Hỏi trẻ thích điều gì
Con người luôn làm tốt hơn nếu có động lực, do vậy trường học nên khuyến khích trẻ đạt thành tích ngày càng cao ở những môn yêu thích hoặc thể hiện được năng lực.
Nếu trẻ không thích một môn học nào đó, trường có trách nhiệm giúp trau dồi kiến thức chứ không nên bắt buộc các em phải thật giỏi.
2. Tìm nguyên nhân kìm hãm trẻ
Khi nhỏ tuổi, chúng ta có thể chùn bước vì không biết mình sở hữu những giá trị tài năng nào. Phụ huynh và giáo viên cần giúp các em đón nhận những cơ hội.
Những đứa trẻ tài năng không giỏi mọi thứ. Thứ kìm hãm các em thường liên quan đến cảm xúc, chẳng hạn chịu tác động của chủ nghĩa hoàn hảo hoặc thiếu kiên trì.
3. Hiểu cách học của mỗi trẻ
Mọi đứa trẻ không nên được dạy theo cùng một cách. Khi dạy học, việc tìm kiếm khoảnh khắc học sinh vỡ lẽ về điều gì đó mới thật sự quan trọng.
Mỗi đứa trẻ có cách học khác nhau. Ảnh: Getty Images
4. Kết hợp trò chơi và các hoạt động khác
Trò chơi có thể tác động rất lớn đến hiệu suất học tập của trẻ. Trong quá trình đó, trẻ sẽ phát triển khả năng tìm kiếm tư duy chiến lược, từ đó áp dụng vào cuộc sống.
Chương trình mô phỏng Liên Hợp Quốc là một trong những hoạt động thú vị để giảng dạy về các vấn đề hiện tại và quan hệ quốc tế.
5. Sự tham gia của bố mẹ
Phụ huynh nên hiểu được tầm quan trọng của mình trong vai trò người thầy đầu tiên và suốt đời của trẻ. Đồng thời, họ cần đặt kỳ vọng cao vào đứa trẻ để thúc đẩy sự phát triển, nhưng không phi thực tế.
6. Phát triển tư duy cầu tiến
Tư duy cầu tiến được chứng minh đặc biệt hữu ích cho việc học tập ở trường. Thuật ngữ do nhà tâm lý học Carol Dweck tạo ra cho thấy sự khác biệt giữa tư duy cố định - nghĩ rằng mỗi người có một mức độ khả năng quyết định kết quả học tập và tư duy linh hoạt - nghĩ rằng bản thân có thể phát triển trí thông minh.
7. Nói về tương lai
Người lớn nên nói về tương lai nếu tài năng của trẻ được phát triển, chỉ ra cảm giác hài lòng về bản thân khi đó. Điều này rất hữu ích để trẻ thấy được mối liên hệ giữa tương lai và những gì cần làm để hiện thực hóa.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 11 cách nuôi dạy con được các siêu sao thế giới tâm phục khẩu phục
- Dạy con những việc này, trẻ sẽ "vào nếp" ngay buổi học đầu tiên khi lên lớp 1
- Sự khác nhau giữa cách dạy con của cha mẹ bình thường và cha mẹ Do Thái
- 7 quy tắc vàng nuôi dạy con khiến Barack Obama trở thành ông bố trên cả tuyệt vời
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua