Bé bị nôn trớ sữa, các mẹ nên vui mừng thay vì lo lắng
Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đến từ trường Đại học Tây Australia, hiện tượng trớ sữa ở trẻ sơ sinh không những không có hại mà còn giúp bé tăng cường sức đề kháng ngay từ những năm tháng đầu đời.
Hình ảnh các bà mẹ cho con bú thường gợi đến tình mẫu tử gắn kết trong sự bình yên của cả con và mẹ. Khoảng thời gian cho con bú được xem là lúc để hai mẹ con gần gũi với nhau. Tuy vậy, luôn có những nỗi lo thường trực như đầu ngực thâm, nhức và cả việc bé không hấp thu được hết sữa, để trớ sữa ra ngoài.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về hiện tượng này nhằm tìm ra một giải pháp khắc phục. Bằng công nghệ siêu âm trong một thí nghiệm từ năm 2004, các nhà khoa học ở Viện Dinh dưỡng Hoa Kỳ đã nhận thấy dòng chảy ngược lại của sữa đối với sự dịch chuyển của chất béo. Khi sữa chảy ngược về lại gần tuyến vú, thì những chất béo này lại hướng ra ngoài. Từ đây, một giả thuyết mới về hiện tượng “trớ sữa” hình thành.
Giả thuyết này được đề cập trong một bài viết trên tạp chí “The Stranger”. Theo đó, khi cho con bú, người mẹ không chỉ cho sữa mà còn cho cả những chất có tác dụng miễn dịch. Những chất miễn dịch này sẽ phụ thuộc vào việc sữa có chảy theo hướng ngược lại hay không. Chỉ khi bé trớ sữa, cơ thể người mẹ mới sản sinh ra những chất miễn dịch và truyền lại cho bé thông qua tuyến vú. Nhà sinh học Katie Hinde của trường Đại học bang Arizona đã nhận định rằng giả thuyết này “hoàn toàn hợp lý, dựa vào những gì chúng ta biết về sinh lý học”.
Và trong một nghiên cứu cách đây chưa lâu của những nhà khoa học đến từ trường Đại học Tây Australia, giả thuyết này đã được củng cố. Trong nghiên cứu này, nhà sinh học tế bào Foteini Kakulas cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu, xem xét thành phần cấu tạo nên sữa mẹ và phát hiện khả năng thích ứng với sự nhiễm khuẩn của bé nhờ vào một lượng nhỏ bạch cầu trong sữa.
Lượng bạch cầu này sẽ gia tăng lên gấp nhiều lần khi đứa bé được cho bú đang ốm. Được truyền cùng với sữa mẹ, các tế bào bạch cầu có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh theo nhiều cách khác nhau. Một số tế bào bạch cầu còn có thể giúp trẻ phòng những căn bệnh mà trước đây mẹ từng bị.
Cũng theo nghiên cứu của Kakulas, sự truyền bạch cầu này hay xảy ra khi mẹ cho bé bú trực tiếp và để bé… “trớ sữa”. Những bà mẹ bơm sữa cho con được cho là sẽ không giúp con mình có khả năng kháng khuẩn, mặc dù giả thuyết này chưa được kiểm chứng.
Thông tin này chắc hẳn sẽ giúp cho nhiều bà mẹ yên tâm cho con bú hơn mà không lo bị trớ sữa, trào sữa khi bú nữa.
Theo Sciencenew/PNO
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua