Dòng sự kiện:

Bệnh tụt tinh hoàn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở trẻ

17:03 27/07/2015
Thấy trẻ nhà bạn có những triệu chứng tinh hoàn bị tụt suống, hay khóc thét khi chạy nhảy cần quan tâm ngay. Nếu bố mẹ không chú ý có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bé khi trưởng thành.

Thấy trẻ nhà bạn có những triệu chứng tinh hoàn bị tụt suống, hay khóc thét khi chạy nhảy cần quan tâm ngay. Nếu bố mẹ không chú ý có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bé khi trưởng thành.


Mẹ Nguyễn Thị Hương đã chia sẻ trên diên đàn Mẹ và bé về căn bệnh con trai mình gặp phải: “Bé nhà mình có triệu chứng là tinh hoàn bị tụt xuống dưới nhất là khi chạy nhảy hay khóc nhiều thì tinh hoàn lại tụt nhiều hơn. Cháu năm nay đã 4 tuổi rồi và bị bệnh này từ hồi nhỏ mới sinh ra. Chính vì sợ cháu khóc mà tinh hoàn tụt xuống nên cả nhà ko ai dám làm trái ý cháu, mọi thứ đều chiều theo ý cháu nên càng lớn cháu càng hư vì càng ngày cháu càng nhận thức được cả nhà đều sợ mỗi khi cháu khóc! Hiện giờ ở nhà mình chưa đưa cháu đi chữa bệnh ở đâu cả vì nghe nói bệnh này khi lớn lên sẽ tự khỏi. Mình thì mình nghĩ là bệnh này nếu ko chữa trị ngay thì sẽ gây bất tiện trong sinh hoạt cho trẻ và chưa kể đến có thể ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản sau này của trẻ. Mẹ nào có con trai đã từng bị bệnh tụt tinh hoàn như cháu mình thì xin chia sẻ bệnh này có nguy hiểm ko và chữa trị như thế nào? Liệu có phải lớn lên sẽ tự khỏi như người ta nói ko?”.


Thoát vị bẹn gặp khá phổ biến ở trẻ em mà nguyên nhân là do còn ống phúc tinh mạc. Ðây là một bệnh cần theo dõi để có điều trị phẫu thuật đúng lúc, tránh mổ khi có biến chứng. Trước khi tới bệnh viện để khám bệnh, gia đình thường phát hiện có một khối phồng ở vùng bẹn, bìu ở trẻ trai. Thường một túi nhỏ thông từ khoang bụng chui ra lỗ bẹn sẽ được bít lại khi trẻ sinh ra nhưng vì lý do nào đó, túi thoát vị này không bít lại, các cơ quan trong ổ bụng như ruột chui vào và tạo nên một khối phồng ở vùng bẹn, bìu ở trẻ và gọi là thoát vị bẹn. Trường hợp khối thoát vị sa xuống mà không tự lên được thì trẻ sẽ rất đau và khóc nhiều, người ta gọi là thoát vị bẹn nghẹt, cần phải đưa trẻ đi khám cấp cứu ngay, đây là bệnh phải xử lý bằng ngoại khoa nếu không ruột sẽ bị hoại tử, rất nguy hiểm.

[mecloud]st8VCri57b[/mecloud]

Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, trong những trường hợp khác thì cần theo dõi khi trẻ 4-5 tuổi trở lên mà khối thoát vị vẫn còn thì nên đưa đi khám chuyên khoa để được phẫu thuật.

Nhiều người nhầm lẫn bệnh này với nước màng tinh và ẩn tinh hoàn. Tuy nhiên, bố mẹ hoàn toàn có thể phân biệt: Khối phồng thường xuất hiện khi bé quấy khóc hoặc chạy nhảy, có thể di chuyển lên xuống mà không cố định, khi trẻ nằm thì xẹp đi. Các bé gái thường ít bị thoát vị bẹn hơn.


Đây cũng là bệnh hay gặp ở các bé trai. Tinh hoàn là nơi sản xuất chất nội tiết sinh dục và tinh trùng cho bé trai. Trước khi đứa bé ra đời, tinh hoàn di chuyển từ trong ổ bụng xuyên qua thành bụng ở vùng bẹn vào vị trí bình thường là bìu. Nếu sự di chuyển gặp trục trặc tinh hoàn sẽ nằm đâu đó trên đường đi của nó. Hiện tượng này gọi là tinh hoàn ẩn. Khi ấy, bố mẹ sờ bìu của con không thấy có tinh hoàn.

Dị tật này dễ phát hiện và không cần đưa bé đi khám sớm quá vì thời gian đầu (trước 1 tuổi) tinh hoàn có thể tự đi xuống vị trí của nó. Sau một tuổi mà vẫn không sờ thấy tinh hoàn trong bìu con thì bố mẹ nên đưa đi khám, các bác sỹ chuyên khoa sẽ có lời khuyên đúng đắn. Nếu phải can thiệp bằng phẫu thuật để hạ tinh hoàn xuống bìu thì mổ ở 3-4 tuổi thường thuận lợi hơn khi trẻ đã lớn.

 

NHƯ Ý

Nguồn: Người đưa tin