Bí mật về các loại bớt ở trẻ sơ sinh và sự nguy hại đến sức khỏe của bé
Bớt bẩm sinh là một vùng sắc tố da bất thường xuất hiện ngay khi bé ra đời hoặc vài ngày sau đó. Các loại bớt thường được xếp vào hai nhóm chính là bớt mạch máu và bớt sắc tố.
Khi con sinh ra mà mang một vết bớt trên người, thắc mắc chung của hầu hết các bậc phụ huynh là vết bớt đó có tồn tại mãi mãi không? Chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không? Có cần can thiệp y tế không?
Hãy cùng điểm mặt các loại bớt thường gặp ở trẻ sơ sinh cũng như nguyên nhân, vị trí và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe của bé.
Bớt xanh (bớt Mông Cổ)
Bớt xanh là loại bớt bẩm sinh phổ biến nhất, có đến 80% trẻ sơ sinh châu Á có bớt xanh. Chúng chủ yếu xuất hiện ở phần cuối cột sống, lưng hoặc mông trẻ với màu xám đậm, xanh xám hoặc xanh lục.
Thực chất bớt xanh cũng là một loại bớt sắc tố, nguyên nhân là do các tế bào biểu bì sắc tố (Melanocytes) tụ lại dưới lớp hạ bì trong quá trình di chuyển từ trung tâm thần kinh xuống lớp biểu bì.
Thực chất các bớt sắc tố hầu như đều không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ. Muốn xóa bỏ loại bớt này thì cần can thiệp laze nhiều lần và trong thời gian dài. Sau khi điều trị bằng laze, thường vết bớt sẽ mờ dần nhưng không mất đi hoàn toàn và có khả năng tái phát.
Bớt mạch máu
Các bớt mạch máu thường xuất hiện trên mặt, da đầu hoặc ngực của bé. Chúng thường xuất hiện khi bé được vài tuần tuổi, có thể phẳng cũng có thể hơi nhô lên so với bề mặt da.
Nguyên nhân hình thành bớt mạch máu là do các mạch máu được cấu tạo sai hoặc lớn hơn bình thường, tập trung sát bề mặt da. Chính vì vậy, loại bớt này thường có màu hồng lợt khi mới hình thành và đậm dầm thành màu đỏ khi bé lớn lên.
Bớt mạch máu xuất hiện trên mặt, đặc biệt là trên mí mắt hoặc trán có thể là triệu chứng của sự bất thường về những mạch máu ở vỏ não và ảnh hưởng một bên não. Chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tăng nhãn áp nên cần được can thiệp y tế. Bác sĩ có thể loại bỏ hoặc thu nhỏ bớt mạch máu thông qua phẫu thuật hoặc dùng tia laze.
Nốt ruồi
Nốt ruồi là một loại u lành tính thường gặp trên da với màu nâu đỏ, nâu hoặc đen. Ngoài việc ảnh hưởng đến diện mạo, hầu như chúng không gây hại cho cơ thể.
Tuy nhiên, những nốt ruồi lớn, nhô lên so với bề mặt da thường dễ bị xước xác, nhiễm trùng. Các nốt lớn hoặc cực lớn về sau cũng có thể phát triển thành ung thư da (u sắc tố) nên cần có sự can thiệp y tế. Nốt ruồi có thể dễ dàng được xử lý bằng các tiểu phẫu cắt bỏ hoặc dùng tia laze.
Bé có nhiều nốt ruồi hoặc nốt ruồi cực lớn có thể bị ung thư da ác tính.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Vết bớt xanh trên mông trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
- 'Bấn loạn' với cậu bé có vết bớt hình trái tim cực đáng yêu
- Thụ thai đúng Valentine, em bé chào đời với vết bớt trái tim
- Vết bớt, vết chàm trên cơ thể trẻ sơ sinh cảnh báo bệnh gì?
- Thiếu nữ mắc bệnh lạ với hàng nghìn vết bớt trên cơ thể
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua