Bí quyết dinh dưỡng thai kỳ giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng
Vì sao sức đề kháng giảm khi mang bầu?
Trong suốt thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ sẽ suy giảm hơn bình thường. Trong nhiều năm, quá trình mang thai được so sánh với quá trình cấy ghép nên các nhà khoa học cho rằng hệ miễn dịch của mẹ phải kìm nén trong thai kỳ để ngăn không cho cơ thể từ chối thai nhi. Tại vị trí cấy ghép phôi vào tử cung người mẹ, các nhà nghiên cứu thấy có sự hiện diện của một loạt tế bào miễn dịch.
Khi mang bầu, hầu hết các mẹ đều cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải và khó chịu (Ảnh minh họa)
Làm thế nào để mẹ bầu luôn luôn khỏe mạnh trong suốt thời kỳ mang thai? Đây là câu hỏi mà hầu hết các mẹ đều quan tâm.
Những tuyệt chiêu giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng
Vận động thường xuyên trong thai kỳ
Trong quá trình mang thai, hầu hết các mẹ đều cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải và khó chịu. Những môn thể thao như đi bộ, bơi lội, hoặc đơn giản là những bài tập vận động cơ thể sẽ rất có lợi trong việc nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu.
Vận động thường xuyên giúp cơ thể các mẹ trở lên dẻo dai, tinh thần sảng khoái, tăng sức chịu đựng, tuần hoàn máu tốt và tăng cường hệ miễn dịch. Tập thể dục vào buổi sáng hoặc cuối giờ chiều sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn cảm lạnh cùng những bệnh nhiễm trùng, thúc đẩy bài tiết độc tố trong cơ thể mẹ và tăng tốc độ tổng hợp kháng thể.
Duy trì chế độ tập luyện thường xuyên này sẽ giúp các mẹ bầu tăng cường sức đề kháng rõ rệt. Các bài tập thiền, yoga cũng giúp bà bầu thêm khỏe mạnh, cơ bụng dẻo dai và giãn mềm các khớp, nhất là khớp hông, giúp bé quay đầu dễ dàng trong khi sinh. Đồng thời hỗ trợ cho các mẹ tránh phải các bệnh thường gặp như: chuột rút, phù chân, trĩ… Tuy nhiên, khi tập Yoga các mẹ cần lưu ý: nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình, nếu thấy dấu hiệu bất thường thì nên dừng luyện tập ngay.
Chế độ sinh hoạt hợp lý
Chế độ sinh hoạt góp phần quan trọng vào việc giúp cơ thể phòng tránh được các căn bệnh nguy hiểm trong quá trình mang thai gây ra. Dưới đây là một số biện pháp duy trì chế độ sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học cho mẹ bầu:
Ăn đúng bữa, chia đều thành các bữa nhỏ để cơ thể dễ hấp thu
Ngủ đúng giờ, đủ giấc
Tránh căng thẳng, stress, buồn phiền trong người.
Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
Loại bỏ những chất có hại cho cơ thể như bia rượu, cà phê, chất kích thích…
Uống đủ nước: Thiếu nước thì cơ thể càng khó đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, hệ miễn dịch không đủ điều kiện để phục hồi. Do đó, mẹ bầu nên uống khoảng 2,5 lít nước/ ngày để cơ thể được cung cấp đầy đủ nước.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Việc ốm nghén sẽ khiến mẹ bầu không thể ăn uống được nhiều dẫn đến suy giảm sức đề kháng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn, tránh các thức ăn nặng mùi, đồng thời tăng cường các thực phẩm giúp “vượt nghén” như: trà gừng, mứt gừng, bánh quy… để cơ thể được bổ sung đầy đủ hơn. Ngoài ra, để tăng sức đề kháng cho cơ thể, trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu nên bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây:
Thực phẩm giàu vitamin C: Theo nghiên cứu, những người thường xuyên bổ sung vitamin C sẽ giảm tỷ lệ mắc các bệnh thông thường đến 50% so với người bình thường. Vitamin C không chỉ nâng cao miễn dịch cho mẹ bầu mà còn giúp tăng cường chức năng phổi trong sự phát triển của bào thai. Những thực phẩm giàu vitamin C là: cam, chanh, quýt, ớt chuông, ngũ cốc, quả dâu, ổi, kiwi, dứa, nho, đuđủ chín…
Thực phẩm giàu sắt: Có nhiều trong thịt nạc thăn, thịt gà, thịt bò, mộc nhĩ, nấm hương, mè, cần tây, củ cải, tía tô, lá lốt, ngò, đu đủ chín, lòng đỏ trứng, tim bò, tim gà, mực… giúp bà bầu không bị mệt mỏi vì thiếu máu.
Thực phẩm giàu kẽm: Thịt bò, thịt gà, sò, củ cải, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng gà, khoai lang, kê, ổi, cùi dừa, bột mỳ… chứa nhiều kẽm, có tác dụng rất tốt trong việc phát triển các tế bào bạch cầu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vius gây ra.
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Không chỉ chứa nhiều calci, vitamin D, phốt pho…, các chế phẩm tách béo từ sữa như sữa chua, sữa tươi tách béo… còn chứa men vi sinh có lợi cho đường tiêu hóa, giúp bảo vệ đường ruột khỏi những vi khuẩn có hại.
Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm chiên rán, thực phẩm đóng hộp, nhiều đường hóa học và chất bảo quản… Đây là những thực phẩm không chỉ có hại cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 5 kinh nghiệm "quý hơn vàng" để thai kỳ khỏe mạnh từ chuyên gia
- Bà bầu cần làm gì để thai nhi nằm ngoan trong bụng suốt thai kỳ?
- 5 dấu hiệu cho biết bạn bị tiểu đường thai kỳ
- Bà mẹ 67 tuổi mang thai đôi, bác sĩ lắc đầu `chấm dứt thai kỳ ngay`
- 20 điều bí mật về thai kỳ - không đọc mẹ đừng hối hận
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua