Các bước sử dụng nước muối sinh lý chăm sóc trẻ đúng cách
Những lưu ý khi dùng nước muối sinh lý chăm sóc cho trẻ
Natri Clorid 0.9% hay còn gọi là nước muối sinh lý là một loại dược phẩm lành tính được sử dụng nhiều trong y khoa và trong chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên nước muối sinh lý chỉ có tác dụng làm lỏng mũi đặc hoặc nước mũi gây ngạt khó chụi cho bé, nên việc thường xuyên đưa nước muối sinh lý vào môi trường mắt, mũi hầu như không có tác dụng gì trong lợi ích thường nhật đối với bé đang có niêm mạc mạnh khỏe bình thường không đang đau mắt, sổ mũi, ngạt mũi.
Việc thường xuyên dùng nước muối sinh lý gọi là "phòng bệnh" thường nhật như mô tả ở trên, có thể gây nên 2 nguy cơ, 1 là đầu nhựa của bình nhỏ mũi không sạch/ hoặc tay người chăm sóc không sạch, 2 là nước muối sinh lý làm khô chính lớp chất nhờn giữ ẩm sát khuẩn tự nhiên của niêm mạc mũi, khi có cảm giác khô như vậy lập đi lập lại thường xuyên, niêm mạc mũi sẽ tự động sản sinh ra càng lúc càng nhiều dịch nhờn hơn, có nghĩa niêm mạc mũi bị kích ứng để "tăng chất nhờn hơn nữa", nghĩa là "chảy mũi" không cần thiết, không vì một nguyên nhân nào cả.
Đối với một trẻ sơ sinh không bệnh, nếu không bị bệnh thì tốt nhất cha mẹ không nên lạm dụng để sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày. Bởi, cơ thể bé sơ sinh đã có đầy đủ các hệ thống dịch sát khuẩn tự nhiên để bảo vệ hệ niêm mạc, đặc biệt là đối với các bé được bú mẹ hoàn toàn.
Ảnh minh họa.
Cách pha nước muối sinh lý trị sổ mũi cho trẻ
Cách pha nước muối sinh lý trị sổ mũi cho trẻ cũng không quá phức tạp nhưng mẹ cần pha với tỷ lệ chuẩn xác và đảm bảo khử trùng sạch sẽ các dụng cụ:
Bước 1: Rửa tay thật sạch
Các dụng cụ sẽ sử dụng để đựng và pha nước muối (lọ, nắp, các bình đong, thìa quấy) cũng cần rửa sạch và tiệt trùng với nước sôi, để ráo nước.
Bước 2: Chuẩn bị muối
Mẹ có thể mua muối từ các cửa tiệm tạp hóa, tốt nhất là các loại muối không chứa i-ốt, tránh sử dụng các loại muối khoáng khi không nắm rõ thành phần vì chúng có thể chứa các chất kích thích gây dị ứng.
Bước 3: Chuẩn bị nước cất tiệt trùng.
Tuyệt đối không sử dụng nước bẩn để pha bởi sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho trẻ.
Bước 4: Hòa tan 9g muối (khoảng 2 thìa cà phê) trong 1 lít nước để được dung dịch nước muối sinh lý 0.9%. Tốt nhất là mẹ nên đun sôi kĩ nước không bị ô nhiễm (nước máy sạch, nước cất tiệt trùng) rồi hãy cho muối vào hòa tan thì sẽ đảm bảo nhất.
Bước 5: Nếu muối hạt to mua ở chợ thường lẫn nhiều tạp chất chưa lọc sạch, mẹ nhớ pha lượng muối cần pha vào cốc chứa 50 ml nước nóng và lọc bỏ cặn. Sau đó mới pha nước muối vừa lọc sạch vào 950 ml nước vừa đun sôi để làm nước muối sẽ cho dung dịch sạch hơn nhiều.
Bước 6: Đựng dung dịch nước muối trong các lọ nhỏ đã được tiệt trùng và đậy nắp lại. Mỗi lọ nên sử dụng tối đa trong vòng 2 ngày sau khi được mở ra. Mỗi mẻ nước muối chỉ nên sử dụng tối đa trong vòng 7 ngày.
Theo Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua