Cách chăm sóc mẹ đẻ mổ sau sinh tránh nhiễm trùng
Tuần đầu sau sinh mổ
Trong tuần đầu tiên vừa sinh mổ, vết mổ vẫn chưa khô nên các bác sĩ sản khoa sẽ chăm sóc sản phụ, chăm sóc vệ sinh vết mổ, cho các thuốc giảm đau, kháng sinh, co hổi tử cung để tránh các biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra sau sinh mổ. Các mẹ không cần lo lắng vì những thuốc này không ảnh hưởng tới sữa non. Mẹ vẫn có thể cho con bú hằng ngày, điều này không ảnh hưởng đến cơ thể mẹ, mặt khác nhất cung cấp các chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và tăng cường sự miễn dịch cho trẻ. Nếu vết mổ có bất kì dấu hiệu khác thường nên báo bác sĩ để được kiểm tra sớm.
Chế độ ăn nghiêm ngặt
Trong ngày đầu vừa sinh các bà mẹ chỉ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng. Từ ngày thứ hai trở di, các bà mẹ ăn uống như bình thường, tăng thức ăn giàu đạm và canxi, đồng thời uống nhiều nước để có nhiều sữa cho con bú.
Sau sinh mổ, bà mẹ nên nghiêng sang 1 bên để tránh bị co thắt tử cung và nôn ói. Mẹ cũng nên ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng để tránh dính ruột và viêm tắc tĩnh mạch.
Tuần thứ hai trở đi sau sinh mổ
Lúc này các bà mẹ sẽ đến giai đoạn tiêu chỉ khâu tại vết mổ sinh. Thời gian này nên lau người bằng nước ấm, hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt. Dùng bông sạch thấm vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10% sẽ nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng. Hãy cẩn thận với các bước này để tránh nhiễm trung nhé các mẹ.
Tăng cung cấp protein và vitamin
Để giảm sự viêm nhiễm nhiễm trùng vết mổ mẹ cần dùng các loại quả cam, quít, bưởi, cà rốt. Vitamin K và các yếu tố vi lượng như canxi, kẽm, sắt, đồng có vai trò chính trong việc cầm máu, tạo máu và làm lành vết mổ như trứng, sữa. Cần cung cấp các thực phẩm giàu protein trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu để nhanh nên lớp da nôn và lành vết mổ.
Cần lưu ý cho chế độ ăn với những thực phẩm:
– Ăn rau muống dễ bị sẹo lồi.
– Ăn thịt gà khiến vết mổ lâu lành.
– Ăn gạo dẻo dính như gạo nếp dễ khiến vết mổ bị sưng, mưng mủ.
– Ăn hải sản dễ bị dị ứng, ngứa ngáy, nổi ban.
Đặc biệt với những bà mẹ để mổ có sẹo lồi, cần thay băng hàng ngày rửa sạch vết mổ bằng dung dịch Betadine để tránh nhiễm trùng, từ ngày thứ 3 trở đi có thể để hở cho vết mổ khô, thoáng, tránh làm căng da quá mức.
Một số lưu ý:
– Sau khi sinh mổ, sản phụ cần hết sức phòng tránh cảm cúm, hạn chế tối đa khi tiếp xúc với những người xung quanh đang bị cảm. Vì nếu bị cảm cúm trong lúc này, sức đề kháng của cơ thể giảm, vết thương do mổ đẻ vì thế lâu lành và dễ bị nhiễm trùng.
– Sau 24 giờ nên cố gắng xoay trở người, đứng dậy đi lại nhẹ nhàng, nếu nằm quá lâu trên giường sản dịch sẽ bị ứ lại trong lòng tử cung dễ gây sốt, nhiễm trùng hậu phẫu… Vận động sớm cũng giúp tăng cường nhu động ruột tránh nguy cơ dính ruột về sau.
– Khi đã xuất viện về nhà nếu vết mổ sưng hoặc tấy đỏ có dịch hoặc máu chảy ra từ vết mổ hoặc bị sốt, sản dịch hôi… sản phụ nên tái khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
– Để vết mổ được lành tốt, không nên sử dụng bất kỳ thuốc gì bôi lên vết mổ khi chưa được bác sĩ cho phép.
Hãy chăm sóc cơ thể thật tốt để không để lại hệ quả sau sinh mổ. Những hướng dẫn trên sẽ giúp ích rất nhiều cho các bà mẹ đang không biết nên làm thế nào trong những ngày sau sinh mổ sắp tới.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua