Dòng sự kiện:

Cách gọi cha khác nhau trong tiếng việt

14:40 19/06/2016
Trong tiếng Việt, không chỉ từ “mẹ” mới có nhiều cách gọi khác nhau ở các vùng miền, mà từ “cha” trong từ điển tiếng Việt cũng có vô số cách gọi khác nhau.

Một người được gọi là cha của một đứa trẻ khi đứa trẻ đó do vợ của ông ta sinh ra. Người cha có bổn phận bảo vệ và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục,... con mình theo các quy định pháp luật cũng như bản năng làm cha.

Trong tiếng Việt, cha còn gọi là ba, tía, bố, ba, thầy, thân phụ, phụ thân,...

Khi con bắt đầu tập nói thì tiếng gọi "mẹ" sẽ được cất lên đầu tiên, sau đó mới gọi “bố”. Và trong tiếng Việt, không chỉ từ “mẹ” mới có nhiều cách gọi khác nhau ở các vùng miền, mà từ “bố” trong từ điển tiếng Việt cũng có vô số cách gọi khác nhau.

Theo cuốn Đất lề quê thói (1968), tác giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu viết trong chương Gia tộc rằng: “Những danh xưng bố mẹ, cha mẹ đã có từ ngàn xưa”. Trên thực tế, cách gọi “bố” là một biến âm từ từ “bô”. Từ “bô” có nguồn gốc từ từ “父” với phiên âm địa phương là “pē”, phiên âm chính thống là “Fù”, tương ứng với “Phụ”. Đây được xem là một trong những từ đầu tiên dân ta dùng để gọi người đàn ông cùng cặp phạm trù với mẹ trong gia đình.

Một người được gọi là cha của một đứa trẻ khi đứa trẻ đó do vợ của ông ta sinh ra. Ảnh minh họa

Ngoài “bố” biến âm của từ “bô” còn có “bọ” (Quảng Bình). Ở miền Bắc, còn có từ “bõ” chỉ người đầy tớ già nuôi mình từ nhỏ thân thiết như cha mẹ. Còn người miền Nam lại gọi “vú bõ” với cha mẹ đỡ đầu trong Công giáo.

Mặc dù giống với “Mẫu thân” - từ tương ứng để gọi cho là “Phụ thân” nhưng bản thân từ “Phụ” ít khi xuất hiện trong tiếng thuần Việt.
Bởi vậy, tiếng gọi “Phụ thân” ở hiện tại thường chỉ dùng trong văn viết với ý trang trọng, hoặc sử dụng bối cảnh cổ xưa.

Khi xưa, con nhà có học, thi đỗ, làm quan hết thảy đều gọi cha bằng “thầy”. Ở đây muốn nhấn mạnh không chỉ có công sinh thành mà người đàn ông ấy còn có công dạy dỗ. Chữ “thầy” ấy cũng giống như chữ “nghiêm quân” trong Hán văn. Hoặc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra Bắc, dù là con nhà ít học, dân dã, cũng gọi “bố” là “thầy”.

Người Miền Nam cũng gọi cha là "Ba" và có vùng miền gọi cha là "Tía".

Minh Sang (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam