Cách tránh lỗi thiếu lịch sự trong giao tiếp tiếng Anh
Khi muốn thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp, người ta thường dùng "Please", "Thank you" và "Excuse me". Ngoài ra, bạn cần bỏ túi một vài cách diễn đạt khác bởi đôi khi những câu nói tưởng chừng vô hại dưới đây lại gây cảm giác thiếu lịch sự trong nhiều trường hợp, theo Espresso English.
1. I want a hamburger.
Thay vì nói thế, bạn hãy sử dụng câu "I'd like a hamburger" hoặc "I'll have a hamburger, please".
"I want" nghe như bạn đang ra lệnh cho ai đó đáp ứng nhu cầu. "I'd like" là cấu trúc lịch sự và có tính phép tắc xã giao hơn. Khi gọi đồ ăn hoặc đồ uống, bạn hãy sử dụng cấu trúc "I'll have...".
2. Send me the report.
Thay vì nói thế, bạn hãy sử dụng câu "Could you send me the report?".
Để giữ mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, tốt nhất bạn không nên dùng các câu sai khiến (câu bắt đầu bằng động từ) như "Reply to my email", "Go to the bank", "Finish this project".
Lời đề nghị "Could you...?" và "Could you please...?" được khuyến khích trong trường hợp này.
Các câu bắt đầu bằng động từ mang tính sai khiến, không nên sử dụng trong trường hợp cần thể hiện phép lịch sự. Ảnh minh họa: ExpertBeacon
3. Go away./ Leave me alone.
Nếu một đồng nghiệp tiếp cận vào thời điểm không thích hợp, bạn hãy nói "Could you give me a minute?" nhằm cho biết bạn sẽ nói chuyện với họ sau khi kết thúc những gì đang làm dở.
Câu "Sorry - I'm a bit busy right now" cũng được sử dụng khi bạn không thể gián đoạn công việc hiện tại. Để lịch sự hơn, bạn có thể nói thêm "Can we talk a little later?" và hẹn thời gian thích hợp với cả hai.
4. Tell me when you're available.
"Let me know when you're available" sẽ lịch sự hơn nói thẳng "tell me". Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng câu hỏi đơn giản "When are you available?".
5. You're wrong.
Câu nói gián tiếp chỉ lỗi của ai đó sẽ lịch sự hơn nhiều: "I think you might be mistaken". Với cách nói này, bạn cũng thể hiện được sự nhún nhường bởi chỉ ra khả năng bạn có thể nhận định sai.
Bên cạnh đó, dùng cụm từ "Actually..." trước thông tin đúng cũng được khuyến khích. Đây là cách sửa lỗi mà không phải nói rằng người kia đã sai.
Cuối cùng, nếu đang bàn luận về quan điểm, bạn cũng có thể dùng cách nói hơi vòng vo "I'm afraid I disagree" để thể hiện sự tôn trọng.
6. That's a bad idea.
Thay vì dùng từ mạnh như "bad", bạn hãy nói "I'm not sure that's a good idea" hoặc "I have a few concerns". (Tôi có chút lo ngại).
7. Your work isn't good.
Một trong những việc khó nói nhất là chỉ ra công việc của ai đó không đạt tiêu chuẩn hay kỳ vọng. Bạn có thể khiến người khác dễ chấp nhận hơn bằng cách nói "I'm not quite satisfied with this work" hoặc "To be honest, this needs some improvement". Cụm từ "To be honest" được dùng khi bạn muốn đưa ra một ý kiến mà có thể người khác không thích lắm.
8. I don't like the colors in this design.
Khi xem xét một tác phẩm nào đó, bạn hãy tránh cách bày tỏ "I don't like...". Thay vào đó, bạn có thể dùng cách nói khác như "I'm not too fond of/ I'm not a fan of the colors in this design", hoặc "I'd prefer/ I'd rather to use different colors in this design".
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Học tiếng Anh: 12 cách đối đáp khi ‘bí’ câu trả lời
- Học tiếng Anh: 18 cụm từ với ‘Time’ dễ khiến người học nhầm lẫn
- Học Tiếng Anh: Phân biệt Hope và Wish
- Bài hát hay giúp trẻ tự học tiếng Anh và thông minh hơn
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua