Cách trị tình trạng táo bón, không đi ngoài ở trẻ sơ sinh
1. Giúp bé đi ngoài ngay: Đây là một trong những cách để khắc phục việc trẻ sơ sinh không đi ngoài mà cha mẹ nên lưu ý.
Lý do trẻ kêu khóc và không đi ngoài được là do phân trong bụng bé đặc quánh (thậm chí hơi cứng). Vì vậy việc đầu tiên bạn cần làm là tìm cách để làm cho lượng phân đó mềm để trẻ có thể đi ngoài được. Bằng cách nào?
Bạn sẽ thực hiện các biện pháp từ nhẹ đến nặng.
Trước tiên, bạn hãy xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 – 10 phút, sau đó “xi …” để cho bé đi ngoài.
-
Xoa như thế nào là đúng?
Bạn hãy đặt 3 ngòn tay(hoặc cả bàn tay) lên bụng của bé. Xoa theo chiều kim đồng hồ quanh rốn, xoa chậm và hơi ấn xuống, ấn vừa phải không quá mạnh vì sẽ làm bé đau và cũng không quá nhẹ vì sẽ không hiệu quả.
Tập trung xoa nhiều hơn vào phần cách rốn khoảng 5 cm đặc biệt là ở phía sườn bên trái của bé vì đó là chỗ của đại trạng. Mục đích của việc xoa bụng này là để kích thích phần đại tràng( ruột già) co bóp để đẩy phân xuống phía dưới gần hậu môn để gây ra sự thúc giục đi ngoài cho bé.
Bạn nên xoa vào lúc bé đang đói sẽ hiệu quả hơn, không xoa lúc bé no bụng vì sẽ không tốt.
Thông thường nếu phân trong bụng bé không quá đặc quánh thì bé sẽ đi ngoài được sau khi bạn xoa bụng 5 – 10 và xi…
Hình internet.
-
Nếu bé vẫn không đi ngoài được thì sao?
Tiếp tục xoa lưng cho bé trong khoảng vài phút.
Khi xoa lưng, bạn cũng xoa theo chiều kim đồng hồ. Coi lưng là mặt đồng hồ, bàn tay của bạn sẽ chuyển động vòng tròn theo hường kim đồng hồ chạy.
Hãy dùng lưng bàn tay để xoa thì sẽ hiệu quả hơn. Vùng lưng cần xoa chính là phần đối diện với bụng của bé.
Nhớ xoa nhẹ tay và xoa chậm ( khoảng 2 – 3 giây mỗi vòng).
Xoa lưng này không ảnh hưởng khi bé vừa ăn xong. Vì vậy nếu bạn muốn tạo thói quen cho bé đi ngoài sau khi ăn xong thì có thể cách xoa lưng này, không cần xoa bụng cũng được.
-
Nếu không đi ngoài được nữa thì sao?
Nếu bé không đi ngoài được có nghĩa là phân ở ruột bé đã khá đặc quánh(đặc biệt là phần phân ở gần hậu môn) khi đó bằng cách thụt hậu môn cho bé sẽ giúp phân mềm và bé sẽ đi ngoài được.
Nhiều người dùng mật ong trộng với nước theo tỷ lệ 1 -1(một phần mật ong trộn với một phần nước) để thụt cho bé. Bạn nên ra hiệu thuốc mua một ống thụt dành cho trẻ sau đó bỏ đi phần ruột(dịch thụt) rồi cho mật ong(đã trộn với nước) vào đúng bằng lượng dịch trong ống mà bạn đã bỏ đi. Sau đó thụt cho bé.
Chắc chắn ngay sau khi thụt(hoặc vài phút sau) bé sẽ đi ngoài được. Thụt một hai lần sẽ hầu như không ảnh hưởng gì cả vì vậy bạn có thể yên tâm. Nhưng trước khi áp dụng biện pháp này bạn hãy thử xoa bụng theo hướng dẫn ở trên xem có được hay không.
Như vậy bạn đã thực hiện xong bước đầu tiên là giúp bé đi ngoài được ngay. Việc bạn cần làm tiếp theo là…
2. Ngăn cho táo bón không quay lại
Mục đích duy nhất của các cách ở trên là để giúp bé đi ngoài được ngay. Nếu chỉ dưng lại ở đó thì táo bón gần như chắc chắn sẽ quay lại bởi vì các cách trên chưa giúp giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây ra táo bón cho bé.
Để ngăn cho táo bón không quay lại bạn cần thực hiện theo hướng dẫn dưới sau:
-
Xoa bụng theo hướng dẫn ở trên.
Bạn nên xoa vào lúc buổi sáng sau khi bé ngủ dậy(trước khi cho bé ăn). Xoa khoảng 5 – 10 phút sau đó ” Xi…” cho bé để bé đi ngoài. Nếu bé không đi được thì đơi bé ăn xong một lát lại xi xem sao(chú ý không xoa bụng khi bé ăn no). Buổi tối trước khi cho bé ăn bạn cũng làm tương tự như vậy.
Mục đích của việc xoa bụng này là để tạo thói quen đi ngoài cho bé vào một thời gian cố định sáng hoặc tối. Sau vài ngày thực hiện là thói quen này sẽ hình thành.
Cách này rất đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc chữa táo bón cho bé. Hầu hết các bé sẽ hết bị táo bón chỉ bằng cách đơn giản này. Tất nhiên bạn cần xem xét những yếu tố dưới đây.
-
Xem lại chế độ ăn của mình và của bé xem có hợp lý không
Người mẹ nên uống nhiều nước, ăn cấn đối các loại thực phẩm để cung cấp đủ sữa cho bé bú. Nếu sữa quá ít bé cũng sẽ ăn được ít dẫn tới phân ít –> sự thúc giục đi ngoài của bé xuất hiện thưa –> phân ở lâu trong ruột bị mất nước —> phân bị đặc quánh –> khó đi ngoài.
Nếu bạn ít sữa thì nên cho bé ăn thêm sữa công thức( sữa dành cho bé độ tuổi 0 – 6 tháng) và nhớ pha đúng tỷ lệ nước và sữa theo khuyến cáo trên vỏ hộp.
Nếu bạn đã pha sữa theo đúng hướng dẫn và bé đi ngoài 1 – 2 ngày một lần nhưng phân có dạng rất đặc, quánh(hoạc rắn) thì bạn nên pha sữa loãng hơn một chút(chỉ loãng hơn một chút thôi).
Khi bé ở độ tuổi từ 0 đến tròn 4 tháng tuổi thì bạn chỉ nên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Chưa nên cho ăn bột hoặc bất kỳ một loại rau hay hoa quả nào cả.
Tùy vào tốc độ phát triển của bé mà bạn có thể bắt đầu cho bé ăn bột sau tháng thứ 4 hoặc đợi đến tròn 6 tháng. Đầu tiên chỉ nên cho bé ăn(làm quen) khoảng 1 – 2 thìa mỗi bữa( 2 bữa một ngày). Lưu ý rằng dưới 6 tháng tuổi thì chủ yếu là sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Nếu vì ăn bột hoặc ăn một thức ăn lạ nào đó mà bé bị táo bón vậy thì bạn nên tạm ngừng chờ 1 – 2 tuần sau (hoặc lâu hơn) mới thứ cho bé ăn tiếp.
Chúc mẹ sẽ nhanh chóng khắc phục được tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài, để con chóng khỏe và cơ thể hoạt động một cách bình thường và phát triển tốt nhất.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Đây là lý do trẻ sơ sinh mới mấy tuần tuổi đã phân biệt được mẹ với người khác
- Tắm và sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh đúng cách trong ngày nắng nóng 40 độ C
- Mẹo chữa giật mình ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
- Cách tiệt trùng bình sữa đơn giản mà an toàn cho sức khỏe trẻ sơ sinh
- Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn nhất
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua