Dòng sự kiện:

Cách xử lý khi mẹ bị ngộ độc thực phẩm trong thời kỳ mang thai

17:15 11/12/2015
Trong thai kỳ, mẹ bầu nên tránh ăn những loại thực phẩm dưới đây. Nếu ăn nên chú ý lựa chọn và chế biến thật kĩ để không bị trúng độc, gây ảnh hưởng tới thai nhi.

 

 

 

 [mecloud]LBIXo2GjyT[/mecloud]

Dấu hiệu bà bầu bị ngộ độc thức ăn

Khi ăn phải thực phẩm không hợp vệ sinh, chứa vi khuẩn, ký sinh trùng, virus gây hại… tình trạng ngộ độc sẽ xuất hiện sau ăn khoảng 30 phút, có thể sau 2-3 giờ, cũng có khi sau vài ngày. Thông thường, bệnh diễn biến qua vài ngày là khỏi. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thường là tiêu chảy, đi tiêu phân lỏng. Ngoài ra, đi kèm triệu chứng này còn là tình trạng nôn mửa, đau bụng, sốt hoặc không sốt, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, cơ thể rã rời, nặng nhất là mê sảng và co giật.

Với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, ngộ độc thức ăn có thể dẫn đến hệ quả dọa sảy thai, sảy thai hay thai chết lưu. Trường hợp bạn đang mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối, rủi ro sẽ tăng cao, theo đó, thai nhi bị chậm phát triển, thai suy, bị sinh non hoặc chết lưu.

Những thực phẩm có thể gây ngộ độc ở bà bầu

Củ dền: Nhiều người cho rằng củ dền có màu đỏ sẽ bổ máu và tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, đó là màu sắc đặc trưng của loại thực phẩm này, không có liên quan tới việc cấu tạo hồng cầu hay bổ máu ở người.

Củ dền có thể gây oxy hóa máu thành methemoglobin, làm hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxy gây thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em dễ gây ngộ độc… Vì vậy cũng cần hạn chế sử dụng củ dền ở phụ nữ mang thai.

Khoai tây mọc mầm:Đây là một dạng độc chất có khả năng tích trữ lâu ngày ở gan, đến khi đủ số lượng có thể gây tình trạng ung thư tế bào gan. Những củ khoai tây có chứa Solanin là những củ có lớp vỏ ngoài màu vàng ánh xanh lục.

Nấm:Nếu sơ ý ăn phải những loại nấm độc thì hậu quả sẽ khôn lường. Triệu chứng nhẹ khi ngộ độc nấm là đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, nôn, nặng hơn, nó sẽ khiến bạn bị hôn mê, thậm chí tử vong.

Không ăn những loại nấm mọc tự nhiên, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là những loại nấm có màu sắc sặc sỡ.

Sắn (khoai mì):Loại thực phẩm này chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) đặc biệt là khoai mì cao sản gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn. Axit cyanhydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn và lớp vỏ đỏ. Tránh những loại sắn có vị đắng.

Khi đun nấu, nên gọt vỏ sắn thật sạch, ngâm trong nước ít nhất một giờ, trong khi luộc nên mở nắp nồi để các độc tố bay hơi bớt. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn sắn.

Măng tươi:Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.

Trong cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng. Vì vậy mẹ bầu nên cẩn trọng khi ăn măng tươi.

Giá đỗ không có rễ:Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số cá nhân đã ứng dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc. Thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.

Gừng héo:Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.

Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

Dưa muối chưa kỹ:Trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

Cá nóc:Độc tố trong cá nóc chính là tetradotoxin có trong buồng trứng, hepatoxin ở gan cá nóc có thể gây ngộ độc và nguy hiểm nhất là có thể gây tử vong.

Cóc:Có chứa các độc tố như bufogin, bufidin, bufonin có nhiều trong gan, trứng, phủ tạng, trong nhựa cóc, các tuyến sau 2 mắt, lưng, bụng cóc. Đây cũng là những chất độc đối với sức khỏe của người đặc biệt là thai phụ càng không được ăn.

Xử lý như thế nào khi mẹ bị ngộ độc trong thai kỳ?

Điều đầu tiên mẹ bầu cần làm khi phát hiện mình có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm đó là nôn ra hết những món vừa ăn. Cách này ngăn cản sự hấp thụ của ruột đối với chất độc, giúp phá hủy độc tính, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. Kích thích nôn bằng cách dùng ngón tay sạch móc họng.

Sau đó, ngay lập tức đi thăm khám để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Nếu tình hình trầm trọng, bác sĩ có thể chỉ định bạn rửa dạ dày bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.

Để giải độc cho cơ thể, phương pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt tính sẽ được áp dụng. Trong lúc này, việc bù nước và chất điện giải là cực kỳ quan trọng. Mẹ bầu nên chịu khó bổ sung nước và thuốc theo toa của bác sĩ, tranh thủ nghỉ ngơi, thư giãn dể nhanh chóng hồi phục.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video được xem nhiều nhất: [mecloud]KfJuDenVZ7[/mecloud]