Dòng sự kiện:

Căn bệnh chị em dễ mắc sau khi sinh

21:00 28/02/2016
Bệnh sa sinh dục thường xảy ra ở những phụ nữ sau sinh. Nhưng đôi khi xuất hiện ở cả những người chưa từng sinh con.

 

 

 

Sa sinh dục (sa dạ con hay sa tử cung) là hiện tượng tử cung sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ.

Theo bác sĩ Christopher Chong, chuyên gia về bệnh lý đường niệu và phụ khoa ở Singapore, khi phụ nữ mang thai, tử cung vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Lúc này tử cung dễ bị sa xuống dưới. Ở giai đoạn nhẹ, nó sa xuống nhưng vẫn nằm trong âm đạo, người bệnh không biết và không thể cảm nhận được. Đến giai đoạn nặng hơn, tử cung sẽ lộ ra ở cửa mình, bệnh nhân có thể thấy và cảm nhận được nó.

Nguyên nhân gây ra bệnh

Cơ sàn chậu yếu: Khi mang thai, cơ sàn chậu mềm ra, cộng với sức nặng của bào thai khiến chúng bị suy yếu thêm, khó thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ nên dễ bị sa xuống.

Vận động mạnh sau sinh: Cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ mà phải vận động nhiều là nguyên nhân dẫn đến chứng sa sinh dục.

Táo bón: Khó khăn trong việc đại tiện cũng tăng áp lực cho cơ vùng xương chậu, ảnh hưởng đến chức năng đàn hồi của chúng.

Sinh thường: Cơ và dây chằng ở vùng xương chậu bị kéo dãn trong quá trình sinh thường nên bị suy yếu đi. Những người sinh thường nhiều có nguy cơ bị cao hơn.

Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị bệnh này thì bạn có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng cơ năng tuỳ thuộc mức độ sa nhiều hay ít, thời gian sa mới hay đã lâu, sa đơn thuần hay còn có tổn thương phối hợp. Các triệu chứng cơ năng của sa sinh dục gồm có:

- Khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn:

  + Ban đầu kích thước khối sa nhỏ, sa không thường xuyên, xuất hiện khi lao động hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được.

  + Càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên, không đẩy lên được nữa.

- Tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ - tầng sinh môn, ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

- Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện (do bàng quang và niệu đạo bị sa): Đái khó, đái buốt, són đái, đái ra máu khi có viêm bàng quang hoặc có sỏi bàng quang hình thành do sự ứ trệ nước tiểu lâu ngày. Đôi khi bệnh nhân đến viện vì bí đái cấp.

- Rối loạn đại tiện (do sa trực tràng): đại tiện khó, táo bón, bệnh nhân hay có cảm giác mót rặn, tức nặng vùng hậu môn. Các triệu chứng này ít gặp hơn so với rối loạn tiểu tiện.

- Chảy máu, dịch từ cổ tử cung do cổ tử cung bị viêm nhiễm, cọ sát.

- Sa sinh dục ở người trẻ có thể vẫn có thai nhưng dễ bị sảy thai hoặc đẻ non.

Triệu chứng thực thể

Cần thăm khám cẩn thận, tỉ mỉ. Đánh giá kích thước, mức độ và các thành phần trong khối sa sinh dục:

- Kích thước khối sa sinh dục có thể to nhỏ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ và thời gian sa sinh dục. Nếu có bí đái, phải thông tiểu để đánh giá kích thước khối sa sinh dục được chính xác.

- Mức độ sa sinh dục: có 3 độ như đã nói ở trên.

- Các thành phần trong khối sa sinh dục: thường là sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang), sa thành sau âm đạo (có thể kèm sa trực tràng), sa cổ tử cung và thân tử cung. Cần đánh giá cổ tử cung có tổn thương viêm loét, phì đại hay không?

  + Cho bệnh nhân ngồi rặn hoặc ho để khối sa sinh dục xuất hiện rõ hơn (nếu sa không thường xuyên).

  + Khám tiểu khung: đẩy khối sa vào âm đạo, thực hiện thao tác thăm âm đạo kết hợp với nắn bụng để đánh giá kích thước, độ di động của tử cung và hai phần phụ, đánh giá mức độ dính của chúng trong trường hợp có vết mổ cũ, từ đó tiên lượng và dự kiến phương pháp phẫu thuật.

  + Thăm trực tràng: mục đích để đánh giá mức độ sa trực tràng và độ dày của phên trực tràng - âm đạo giúp cho việc thực hiện phẫu thuật an toàn, đề phòng tổn thương trực tràng.

  + Đánh giá tình trạng tầng sinh môn và cơ nâng hậu môn.

Chi Chi (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video hot: [mecloud]siWlDv6Cm9[/mecloud]