Cảnh báo nguy cơ mù lòa vì đeo kính áp tròng
Đeo kính áp tròng là lựa chọn thời trang của nhiều bạn trẻ
Hiện nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn đeo kính áp tròng thay vì những mắt kính cận vướng víu, lụm thụm như trước. Với ưu điểm nhỏ gọn, với 3 loại phổ biến như cứng, mềm và giãn tròng, đặc biệt có cả loại không màu và nhiều màu, phù hợp với sở thích của từng người.
Kính áp tròng giúp bạn có đôi mắt long lanh hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Giá kính áp tròng không màu hiện nay khoảng 30.000 – 50.000 đồng/cặp, loại nhiều màu phổ biến từ 150.000 – 250.000 đồng/cặp. Kính áp tròng cũng có loại dùng một ngày và nhiều ngày từ cả tuần cho tới nửa năm. Với sự phong phú của thị trường kính áp tròng, nhiều bạn trẻ dễ dàng tiếp cận với loại phụ kiện này mà bỏ màng những nguy cơ về sức khỏe.
Cảnh báo nguy cơ mù lòa vì đeo kính áp tròng
Mới đây, một người đàn ông người Malaysia bị nhiễm trùng mắt nặng vì đeo kính áp tròng. Nguyên nhân bị nhiễm trùng là do anh này ngủ quên không tháo kính áp tròng. Bác sĩ cho biết, anh bị ký sinh trùng ăn mòn giác mạc, và mù tạm thời. Nếu để tình trạng tiến triển nặng hơn, nguy cơ phải thay giác mạc là rất cao.
Đây không phải trường hợp duy nhất. Trước đó, Jessica Greaney (18 tuổi), sống tại Mỹ thấy mắt sưng phù, đỏ và nước mắt chảy giàn giụa. Sau khi khám, bác sỹ phát hiện 1 sinh vật như con giun nhỏ nằm trong mắt cô gái trẻ. Đó là một loại ký sinh trùng ăn giác mạc. Theo bác sĩ, kính áp tròng của Jessica Greaney đã bị nhiễm khuẩn.
Các nhà khoa học thế giới khuyến cáo, ký sinh trùng Acanthamoeba là kẻ thù tiềm tàng đối với mọi người sử dụng kính áp tròng. Loại ký sinh trùng đơn bào bé nhỏ này thường được tìm thấy trong nước máy, bụi, ngoài biển và các bể bơi. Chúng có thể tự vỗ béo bằng cách ăn các vi khuẩn tồn tại trong những mắt kính áp tròng bẩn.
Khi các kính áp tròng nhiễm ký sinh trùng được gắn vào mắt người, Acanthamoeba bắt đầu ăn mòn giác mạc, lớp ngoài cùng của nhãn cầu và sinh sôi nảy nở. Hậu quả sẽ dẫn đến các triệu chứng mắt ngứa rát, chảy nước mắt sống, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phồng mí trên và đau mắt.
Không những vậy, theo các chuyên gia, kính áp tròng màu thường có các thành phần hóa học quá mức, kết hợp thói quen xấu khi đeo kính hoặc mắt bị nhạy cảm với thời tiết gây ra tắc nghẽn ở mắt, viêm ở mắt, thiếu oxy. Tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng làm mắt biến dạng gây các bệnh nghiêm trọng như thủng giác mạc mắt và nguy cơ bị mù mắt vĩnh viễn.
Dữ liệu tại Viện Mắt quốc gia Hoa Kỳ cho thấy 1/5 các bệnh nhiễm trùng ống kính liên quan đến tiếp xúc dẫn đến tổn thương mắt mà nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh kém hay những thói quen xấu do lười biếng hay cẩu thả.
Những người đeo kính áp tròng sẽ phải đối mặt với nguy cơ tổn thương thị lực cao gấp 8 lần bình thường và gia tăng nguy cơ tổn thương mắt vĩnh viễn, thậm chí mù lòa nếu không sớm từ bỏ thói quen đeo kính trong khi ngủ.
TS. Michael Beach thuộc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh, Mỹ - CDC - cho biết: Việc sử dụng không đúng cách và chăm sóc kính áp tròng thiếu cẩn thận có thể gây ra nhiễm trùng mắt và đôi khi dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng lâu dài”. Việc đeo kính liên tục trong thời gian dài tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công giác mạc.
Khoảng 20% số người dùng kính áp tròng đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về mắt như mất thị lực hoặc tổn thương nghiêm trọng phải ghép giác mạc.
Theo Gia đình Việt Nam
- Liệu tôi có thể đeo kính áp tròng trong khi chuyển dạ?
- Đeo kính áp tròng, cô gái bị ký sinh trùng ăn giác mạc
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua