Cảnh báo nguy hiểm: Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nước trái cây
Trước đây, các chuyên gia từng khuyên phụ huynh nên đợi trẻ được 6 tháng tuổi hẳn cho uống nước trái cây, song đã quyết định thay đổi dựa trên tỷ lệ béo phì ở trẻ gia tăng và lo ngại về sâu răng.
Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ là cơ quan uy tín được phụ huynh tin tưởng về các nghiên cứu dinh dưỡng về sự phát triển của trẻ đã tuyên bố trong sách năm 2001 và xác nhận lại năm 2006 đã khuyến cáo rằng không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước hoa quả. Mới đây chuyên san Pediatrics lại một lần nữa nhắc đến kết luận này.
Khuyến nghị mới của Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ được công bố mới công bố đã cảnh báo cha mẹ nên tránh cho trẻ dùng nước trái cây trong năm đầu tiên của cuộc đời. Ảnh minh họa
Trước đó, khuyến nghị của AAP từ năm 2006 nêu rõ trẻ dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không dùng nước trái cây; trên 6 tháng tuổi có thể uống 150 g nước quả mỗi ngày và có thể uống lượng gấp đôi khi từ 7 trở lên.
Tuy nhiên, kể từ đó đến nay đã có hàng loạt các nghiên cứu về nước quả như là một trong những “nghi phạm” gây gia tăng tỉ lệ béo phì và nguy cơ bệnh răng miệng. Và mặc dù chưa thể xác định được mối liên quan rõ ràng về tình trạng béo phì ở trẻ trên 6 tuổi nhưng trong khuyến nghị mới này, AAP đề nghị:
- Cha mẹ nên cho trẻ ăn hoa quả tươi thay vì uống nước quả. Và chỉ nên cho trẻ 1-3 tuổi uống tối đa 100 g nước quả/ngày, 100-150g với trẻ 4-6 tuổi và tối đa là 220 g với trẻ trên 7 tuổi.
- Không nên cho nước trái cây vào bình bú để trẻ ngậm kéo dài và cũng không nên cho uống trước giờ ngủ.
- Những gia đình có trẻ nhỏ bị sâu răng nên trao đổi với bác sĩ về thói quen uống nước quả của trẻ để tìm giải pháp ngăn ngừa.
- Còn nước trắng và sữa chính là nguồn chất lỏng chính trong một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Tiến sĩ Steven A.Abrams, Chủ nhiệm khoa nhi tại Trường Y khoa Dell thuộc Đại học Texas (Mỹ), cho biết: “Chúng tôi không thể thấy bất kỳ lý do gì tại sao nước trái cây vẫn được đề xuất cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi. Chúng tôi khuyên bạn nên cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trong độ tuổi đó. Thật sự không thấy có nhu cầu hoặc lợi ích từ nước trái cây ở độ tuổi đó nên chúng tôi đã thực hiện những điều chỉnh nêu trên”. Đây là sự thay đổi đầu tiên đối với các khuyến nghị về nước trái cây của Học viện Nhi khoa Mỹ kể từ năm 2001.
Chuyên gia Abrams giải thích: “Vấn đề là cha mẹ cho trẻ uống cả ngày, điều đó không tốt khi xét về quan điểm nạp calorie và điều này không hẳn là tốt cho răng. Một vấn đề nữa là đứa trẻ sau đó quen với mọi loại đường và sẽ không chịu uống nước”.
Học viện cũng không khuyến khích dùng các sản phẩm nước ép chưa được tiệt trùng và cho biết nước ép bưởi không nên dùng cho trẻ em uống một số thuốc như ibuprofen, flurbiprofen, warfarin, phenytoin, fluvastatin và amitriptyline, do ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Cuối cùng, theo các chuyên gia, nước ép trái cây không thích hợp trong điều trị mất nước hoặc kiểm soát tiêu chảy. “Chúng tôi chủ yếu ủng hộ trẻ học cách ăn trái cây thay vì uống nước trái cây”, chuyên gia Abrams nói thêm.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mẹo giảm đau khi trẻ mọc răng
- Tiêm thuốc làm chậm dậy thì cho trẻ sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm gì?
- Những món ăn giúp trẻ tăng cường trí nhớ
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua