Dòng sự kiện:

Chăm sóc "nhũ hoa" để sữa mẹ tốt hơn

21:00 08/08/2015
Trong thời gian mang thai, bên cạnh ốm nghén bà bầu còn chịu sự thay đổi từ một số bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là nhũ hoa. Nhằm chuẩn bị cho thời điểm nuôi con bằng sữa mẹ của các thai phụ, bạn hãy chăm sóc tốt chúng và tìm hiểu một vài phương pháp chăm đúng cách nhé.

Trong thời gian mang thai, bên cạnh ốm nghén bà bầu còn chịu sự thay đổi từ một số bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là nhũ hoa. Nhằm chuẩn bị cho thời điểm nuôi con bằng sữa mẹ của các thai phụ, bạn hãy chăm sóc tốt chúng và tìm hiểu một vài phương pháp chăm đúng cách nhé.


Một số thay đổi phần nhũ hoa mẹ bầu nên nhớ

Đau ngc

Sớm nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ bạn sẽ gặp triệu chứng đau ngực hoặc ngực nhạy cảm lạ thường. Bạn rất nhạy cảm khi chạm vào chúng. Thế nhưng bạn không cần phải lo lắng vì những triệu chứng này là bình thường và thường xuất hiện nhiều nhất ở 3 tháng đầu mang thai. Đây là một trong những lý do mà nhiều phụ nữ thường tránh gần gũi chồng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, quan hệ tình dục khi mang thai là an toàn, bạn chỉ cần tránh để bạn tình chạm vào đầu nhũ hoa là được.


Đu vú thay đi

Mang thai sẽ làm lộ các tĩnh mạch ở vùng da ngực của bạn, đồng thời đầu vú sẽ lớn dần và đạm màu hơn trong thời gian này. Bạn cũng có thể nhận thấy xuất hiện những nốt sần nhỏ hoặc các khu vực trắng như mụn trên núm. Điều này cũng là bình thường. Chúng là một dạng tuyến sản sinh dầu còn được gọi là các hạt Montgomery. Những thay đổi này nhằm chuẩn bị cho việc nuôi con của cơ thể người mẹ.

Ngc ln hơn

Do các mô bên trong ngực phát triển để chuẩn bị cho việc nuôi con. Ngực của bạn sẽ có cảm giác ngứa vì da căng ra, và bạn thậm chí có thể lộ các vết căng da trên ngực. Đến cuối thai kỳ, bạn sẽ cần phải sử dụng áo ngực dành riêng cho việc nuôi con để hỗ trợ cho ngực phát triển lớn hơn của bạn. Vào thời điểm cuối 3 tháng đầu thai kỳ hoặc bắt đầu 3 tháng giữa thai kỳ, bạn có thể nhận thấy ngực bỗng phát triển tăng 1 hoặc 2 cup, đặc biệt nếu đây là con đầu lòng của bạn. Đây là điều bình thường ở các sản phụ, bạn đừng lo lắng!

Giảm đau tức ngực ở mẹ bầu bằng cách nào?

Để bảo vệ “núi đôi” và "nhũ hoa” trong những giai đoạn này, chị em cần lưu ý những điều sau:

- Lựa chọn áo ngực thích hợp để “núi đôi” được nâng đỡ vừa phải, tránh bị xệ hoặc bị tổn thương.

- “Nhũ hoa” cần được làm vệ sinh ít nhất một lần trong ngày. Khi vệ sinh, nên dùng vải mềm và nước sạch đủ ấm để lau. Nếu dùng xà phòng thì nên rửa lại thật sạch vì trong xà phòng có chất tẩy dễ làm “nhũ hoa” bị nứt nẻ”, gây khó chịu.

- Nếu cảm thấy vùng ngực bị cương tức, cứng và đau thì hãy massage nhẹ nhàng bằng tay theo cách nâng bầu ngực lên, nắn nhẹ từ ngoài vào trong. Đồng thời có thể kết hợp chườm nóng mỗi bên. Mỗi lần làm như vậy chỉ nên kéo dài 5 phút.

- Nếu thấy đầu “nhũ hoa” ngắn, hay thụt vào trong và có thể sẽ khó khăn cho con bú sau này thì chị em cần hết sức lưu ý. Bên cạnh việc massage vùng ngực có thể day, ấn và kéo cho đầu “nhũ hoa” lồi ra ngoài nhiều hơn.



- Ở những tháng cuối gần sinh, không nên tác động mạnh vào vùng ngực, nhất là “nhũ hoa”. Vì nếu xoa nắn (nhất là ở “nhũ hoa”) không đúng cách có thể khiến co bóp tử cung dễ dẫn đến chuyển dạ sinh sớm. Khi massage vùng ngực, nếu thấy cảm giác căng tức ở bụng dưới từng cơn thì cần dừng lại ngay.

-Bổ sung vitamin B, C và canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp hạn chế việc sản sinh hormone prolactin, một trong những nguyên nhân gây đau cho nhũ hoa.

 

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin