Dòng sự kiện:

Chụp X-quang: Những điều mẹ bầu cần biết để tránh nguy hại cho con

15:00 12/11/2015
Nhiều mẹ bầu lo lắng cực độ và nghĩ rằng phải bỏ thai nếu lỡ bước vào phòng chụp X-quang dù chỉ một lần. Thực tế, các mẹ có cần lo lắng đến vậy không?
[mecloud]hwDNJpEqVA[/mecloud]
Tia X–quang là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là những bào thai đang trong giai đoạn đầu hình thành. 

Tia X là gì? 

Tia X là 1 dạng bức xạ năng lượng cao không nhìn thấy được bằng mắt thường. Tia X có thể  xuyên thấu qua nhiều vật thể, đặc biệt là các vật thể sống.

Tia X được dùng trong chẩn đoán (chụp X-quang) các bệnh lý về xương, phổi, và các cơ  quan khác. Tuy vậy, khi xuyên qua những vật thể sống, tia X được ghi nhận có thể làm biến đổi tế bào và AND của những tế bào. Đó là lý do mà việc chụp X-quang khi mang thai thường không được tiến hành.

Chụp X-quang có nguy hiểm cho thai nhi?

Thực hư khả năng gây dị tật thai nhi
Sử dụng X-quang để chẩn đoán bệnh trong y học không làm tăng số lượng trẻ sinh ra bị dị tật. Thậm chí nếu không chụp chiếu gì, vẫn có khoảng 4-6% trẻ sinh ra có bị các dạng dị tật khác nhau. Dị tật thường gặp nhất là các nốt thịt thừa trên da hoặc thừa một ngón tay/ chân. Tia X có thể đi kèm với nguy cơ ung thư, bệnh bạch cầu cấp và một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi, tuy nhiên nguy cơ này rất nhỏ.

Theo  Ủy ban kiểm soát về vấn đề hạt nhân của Mỹ, thai nhi có nguy cơ phát triển bệnh ung thư về sau khi nhiễm liều bức xạ  từ 2- 6 rads. Thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh khi nhiễm liều bức xạ > 5 rads.  Trong y khoa khi dùng tia X để chẩn đóan, liều bức xạ được dùng rất thấp, thấp hơn nhiều lần so với liều gây hại kể trên.

Tuy nhiên, trong thai kỳ, tốt nhất mẹ nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia X. Một khi thai nhi bị phơi nhiễm quá thời gian tối đa cho phép, thai nhi có thể bị rối loạn nhiễm sắc thể, gây đột biến gen, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong.

Khi nào bà bầu cần chụp X-quang khi mang thai?

Mẹ bầu chỉ chụp X-quang khi có chỉ định của bác sĩ.

Để có thể đưa ra những chẩn đoán tốt nhất về vị trí và hình thái bệnh, các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân chụp X–quang. Phương pháp khám bệnh này sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng nếu bệnh nhân là thai phụ thì đây lại là một vấn đề đáng ngại.

Chính vì vậy, trước khi đưa ra quyết định cho thai phụ chụp X-quang, các bác sĩ đã phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Bản thân thai phụ khi biết mình có thai và cần thiết phải chụp X-quang nên thông báo cho các nhân viên y tế biết rõ tình trạng hiện tại của mình để có biện pháp ngăn ngừa tác hại tối ưu nhất.

Tia X-quang gây hại gì cho thai nhi qua mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ?

-3 tháng đầu thai kỳ: Lúc này phôi thai đang bắt đầu phát triển thành bào thai. Các cơ quan đầu tiên của một thai nhi đang trong giai đoạn hình thành sơ khởi. Chính vì vậy, em bé của bạn rất mẫn cảm với những tác nhân gây hại từ bên ngoài và tia phóng xạ là một trong những mối đe dọa vô cùng nguy hiểm.

Nó có thể làm rối loạn nhiễm sắc thể, gây ra dị dạng về ngoại hình hoặc làm tổn thương đến hệ thần kinh của trẻ. Trong những trường hợp phơi nhiễm quá lâu, thai nhi có thể tử vong trong tử cung của mẹ.

3 tháng giữa thai kỳ: Về cơ bản, các cơ quan của bé đã thành hình. Tuy những tác hại của tia phóng xạ gây ra dị tật thai trong giai đoạn này đã giảm nhưng một số cơ quan như hệ thần kinh trung ương, các bộ phận sinh sản, hệ xương và răng lại đang trong giai đoạn phát triển mạnh nên cũng chịu ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Ngoài ra, tia phóng xạ còn có thể làm ngừng trệ sự sinh trưởng và khiến trí não của bé phát triển kém.

- 3 tháng cuối thai kỳ: Các cơ quan quan trọng của thai nhi lúc này đã gần như hoàn thiện. Các tia phóng xạ với liều lượng nhỏ sẽ ít gây hại cho thai nhi.

Mẹ bầu cần làm gì khi buộc phải chụp X-quang?

- Trước hết, bạn cần phải biết rõ cơ thể mình. Trong ba tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần được khám thai và theo dõi tình trạng thai nhi cụ thể.

- Khi có chỉ định chụp X-quang, bạn cần nói rõ trường hợp của mình cho các bác sĩ biết. Nếu có thể họ sẽ thay thế bằng những biện pháp an toàn hơn.

- Trong trường hợp buộc phải chụp X-quang, bạn nên suy xét cẩn trọng. Có thể đề nghị với bác sĩ để lùi thời gian chụp tia X lại đến những tháng tiếp theo nhằm hạn chế tối đa các tác hại.

- Khi tiến hành chụp X-quang, thai phụ sẽ được chỉ định cụ thể về vị trí để tránh hết mức có thể tia X chiếu vào bụng. Trước lúc chụp tia X, các thai phụ sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn mặc áo chì để bảo vệ.

- Sau khi chụp X-quang, các mẹ nên thường xuyên kiểm tra thai kỳ để theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi, nhất là khi bạn đang ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Với những phụ nữ đang có kế hoạch sinh con, nên hoãn lại 3 tháng nếu trước đó bạn đã từng chụp X-quang.

Tìm biện pháp thay thế cho X-quang
Có thể dùng siêu âm thay cho chụp X-quang. Siêu âm là phương pháp tốt nhất thay cho X-quang và không có hại cho thai. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng an toàn với thai sau 3 tháng đầu tiên. Cả hai phương tiện thăm khám trên đều có thể thay thế cho chụp X-quang.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cụ thể, chụp chiếu X-quang có giá trị chẩn đoán cao hơn, thậm chí bắt buộc phải tiến hành để chẩn đoán bệnh cho mẹ bầu khi 2 phương pháp kể trên không phát huy được hiệu quả.

 Minh Châu (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Clip đang xem nhiều nhất:

[mecloud]cVDe7xYT3L[/mecloud]