Dòng sự kiện:

Chuyện bé "dọa sinh non" mẹ như ngồi trên đống lửa

23:12 06/08/2015
Việc sinh non hay dọa sinh non không còn hiếm gặp hiện nay, khi môi trường xung quanh, thức ăn, đồ dùng đều có những dấu hiệu gây hại cho thai nhi. Dưới đây là những câu chuyện dọa sinh non của các mẹ bầu khiến sản phụ lo lắng đứng ngồi không yên được chia sẻ trên mạng xã hội.

Việc sinh non hay dọa sinh non không còn hiếm gặp hiện nay, khi môi trường xung quanh, thức ăn, đồ dùng đều có những dấu hiệu gây hại cho thai nhi. Dưới đây là những câu chuyện dọa sinh non của các mẹ bầu khiến sản phụ lo lắng đứng ngồi không yên được chia sẻ trên mạng xã hội.

Những con gò là dấu hiệu dọa đẻ non thường gặp.

Phụ nữ có tên nick name Memongboy chia sẻ: “Mình bị dọa xảy thai từ tuần 17, nằm viện vừa chuyền, vừa tiêm, vừa đặt thuốc 10ng. Sau đó bác sĩ thấy qua cơn nguy hiểm nên cho về nhưng yêu cầu nằm 1 chỗ hạn chế đi lại. Nêm mình phải nghỉ làm ở nhà trong 1 tháng thấy đỡ hơn nhiều nhưng thỉnh thoảng vẫn còn những cơn gò khó chịu, tức ngực và khó thở. Mỗi ngày đếm nếu có hơn 5 cơn gò thì đặt utrogetstan, mỗi lần 2viên/ngay 2 lần. Giờ mình đang ở tuần 37 rồi, trộm vía con vẫn ổn để chờ ngày ra đời, tầm này lại gò nhiều rồi nhưng ko cần lo lắng nữa. Chịu khó ít hoạt động, nghe lời tư vấn của bác sĩ và làm theo đúng cách là được”.

Cần chủ động khám và hỏi ý kiến bác sĩ khi có dấu hiệu lạ.

Một mẹ bầu khác có tên Chiaki cũng kể câu chuyện dọa sinh non của mình: “Mình từng bị sinh non 1 lần, lần này cũng bị gò sớm và lúc 27 tuần. Lần này cũng phải nằm viện 2 tuần dùng Salbutamol rùi về nghỉ. Sau đó mình đi khám lại vẫn có nhiều cơn gò nhưng không nằm viện mà phát spasmaverin về dùng liên tục đến hết 34 tuần thì dừng. Trong thời gian đó vẫn cảm giác gò thường xuyên đến nỗi quen cảm thấy như bình thường luôn ấy. Bây giờ sang tuần 39 rùi mà còn chưa thấy dấu hệu chuyển dạ lại thấy sốt ruột... Hiện tại đi siêu âm, bé nhà mình vẫn phát triển bình thường. Các bác sĩ mình hỏi đều bảo là dùng thuốc như vậy không ảnh hưởng đến bé và việc sinh nở. Nếu bạn đang điều trị thì cứ yên tâm theo chiđịnh cuủa bác sĩ nhé! Bạn phải dưỡng thai ở nhà thì nên đi bộ nhẹ nhàng, bác sĩ luôn khuyên mình làm như vậy”.

Mẹ bầu cần nằm nghỉ ngơi nhiều hơn khi có nguy cơ đẻ non.

Mẹ Trung Anh cũng vẫn chưa “hoàn hồn” sau đợt dọa sinh non vừa rồi: “Ban đầu mình còn không hiểu thế nào là gò tử cung. Mình không bị nghén nên khỏe lắm, chủ quan đi lại nhiều nên 24 tuần đau bụng theo cơn dữ dội. Vào viện khám thì bác sĩ cho nhập viện luôn do cơn gò tử cung sớm và dọa đẻ non. Mình nằm viện 8 ngày, truyền tĩnh mạch ngày 1 chai 8 tiếng, ngậm sabultamol. Ra viện, về nhà mình nằm tuyệt đối trừ lúc vệ sinh cá nhân, đến 32 tuần bị ra máu hồng, đau nhức lại phải nhập viện và truyền thuốc, tiêm thuốc. Giữ bé được đến 37 tuần 4 ngày thì mình sinh. Bé nặng 3kg3 và giờ cháu đã được 27 tháng. Cháu hoàn toàn khỏe mạnh, thông minh và bụ bẫm. Mình chia sẻ hơi dài dòng nhưng mong các mẹ đọc xong hãy vững lòng. Vì niềm tin và sự cố gắng của mẹ là liều thuốc tốt nhất giúp 2 mẹ con vượt qua khó khăn”.

Mẹ Chuaanhang ở TP. HCM tâm sự: “Mình cũng bị doạ sinh non từ tuần 20, nằm viện 3 đợt và đợt cuối cùng là doạ sinh non ở tuần 28. Khi đó cổ tử cung của mình đã mở 2 phân. Mình cũng nằm viện và truyền tĩnh mạch liên tục, vừa uống Spasmaverine (6v/ngày) và đặt sabultamon cách 6h/viên thì cơn gò mới tạm ổn để xuất viện. Mình xuất viện về vẫn đi làm bình thường nay đã được 35 tuần rồi. Khi thai nhi ở tuần 28 được chích trợ phổi cho em bé giúp mẹ không đáng lo ngại. Hi vọng còn vài tuần tới, hai mẹ con sẽ “vượt cạn” thành công!”.

Hãy vững tâm, hai mẹ con sẽ vượt qua khó khăn nhanh thôi.

Theo các chuyên gia, để giảm thiểu nguy cơ sinh non, thai phụ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh bị quá nhẹ cân hoặc tăng cân không kiểm soát. Thai phụ cần được nghỉ ngơi và lao động hợp lý, không bị quá lao lực và không được lạm dụng rượu bia, chất kích thích. Vấn đề tinh thần cũng rất quan trọng, vì thế cần tránh các cú sốc tinh thần và luôn giữ cho đầu óc thoải mái. Đặc biệt các thai phụ có bệnh lý thai kỳ như tiểu đường, huyết áp, các bệnh lý nhiễm trùng âm đạo.... cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ và điều trị thích hợp. Tránh dùng thuốc không có chỉ dẫn của bác sĩ.

[mecloud]vgKYVupAkD[/mecloud]

NHƯ Ý

Nguồn: Người đưa tin