Dòng sự kiện:

Chuyện dở khóc dở cười của mẹ bầu vắt sữa bị sinh non

17:42 03/08/2015
Sữa non trong thời gian gần đây được rất nhiều mẹ bầu “săn đón” khi thai kì ở tuần thứ 36. Tuy nhiên, có nhiều câu chuyện dở khóc dở cười xung quanh vấn đề vắt sữa non ở mẹ bầu khiến nhiều người lo ngại về hành động này.

 Sữa non trong thời gian gần đây được rất nhiều mẹ bầu “săn đón” khi thai kì ở tuần thứ 36. Tuy nhiên, có nhiều câu chuyện dở khóc dở cười xung quanh vấn đề vắt sữa non ở mẹ bầu khiến nhiều người lo ngại về hành động này.

Vắt sữa non tăng nguy cơ sinh non ở bà bầu.

Mang thai ở tuần thứ 36, chị Nguyễn Thanh Hoa, Chùa Bộc, Hà Nội được bạn bè mách nước nặn sữa non để dành cho con và nặn sữa để tránh sau khi sinh mất sữa và tắc tia sữa. Tối nào trước khi đi ngủ, chị Hoa cũng cặm cụi cả tiếng đồng hồ ngồi vê đầu ti nặn sữa non với hi vọng dành được những dòng sữa non đầu tiên cho con. Chị bắt đầu xuất hiện cơn co tử cung, càng ngày càng nhiều nhưng tử cung không mở. Sau 1 ngày nằm viện, chị Hoa vẫn xuất hiện cơn co tử cung và xuất huyết âm đạo. Các bác sĩ phải mổ cấp cứu để cứu hai mẹ con chị Hoa. Sau sinh con chị bị vàng da phải chiếu điện nên không về nằm chung với mẹ được. Toàn bộ sữa non của chị đành bỏ lại ở nhà.

Vắt sữa non được các chuyên gia khuyến cáo không lên làm.

Tuy nhiên các mẹ bầu thường chuyền tay hành động này.

Một trường hợp khác, bác sĩ cảnh báo có nguy cơ sinh non nhưng một thai phụ khác, chị B.T.H.T - ở TP.HCM, vẫn thử vắt sữa non khi thai được 36 tuần. Khi vắt sữa non, chị T. có những cơn gò nên lên Facebook hỏi các bà mẹ khác xem trường hợp như mình có thể vắt sữa non hay không. Cụ thể chị T. đang mang thai tuần thứ 37 và được chỉ định sinh mổ (hai lần sinh mổ quá gần). Chị T. thử vắt sữa từ đầu tuần 36 nhưng sữa ra quá ít và các cơn gò tăng nên chị sợ. Bác sĩ khám cũng lo chị T. không giữ được thai đến 38 tuần do thai gò nhiều.

Các mẹ còn khoe chiến tích của mình lên mạng xã hội.

Trường hợp khác của sản phụ Lê Ánh Nguyệt trú tại Phú Diễn, Hà Nội cũng tương tự. Chị Nguyệt mang thai ở tuần 31, vì thấy trên mạng mọi người truyền kinh nghiệm nặn sữa non để lưu lại cho con uống. Chị Nguyệt cũng nghiến răng chịu đau nặn sữa. Sau vài lần nặn sữa, chị Nguyệt thấy đau bụng. Chị đi siêu âm, bác sĩ cảnh báo có thể sinh non bất cứ lúc nào vì thường xuyên xuất hiện cơn co tử cung. Chị Nguyệt phải nằm treo chân và theo dõi. Bác sĩ nghiêm cấm chị không được nặn sữa non vì nặn sữa có thể gây đẻ non.

Các chuyên gia cho rằng, ở phụ nữ mang thai giai đoạn tạo sữa bắt đầu từ tuần từ 16- 20. Lúc này, trong bầu vú mẹ diễn ra quá trình hoàn chỉnh của tế bào tạo sữa và những giọt sữa non đầu tiên. Ở giai đoạn này, khoảng cách giữa các nang sữa còn chưa kín, do đó sự lưu thông qua lại giữa huyết thanh (máu) và sữa khá cao, vì vậy sữa non có thể có màu hơi đỏ của máu, màu hồng, màu vàng cam hoặc màu vàng nhạt.

Dù sữa non là tốt nhưng nặn sữa non rất nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi. Khi nặn sữa, đầu vú bị kích thích tăng tiết oxytocin nội sinh và có nguy cơ gây chuyển dạ sinh non, thậm chí có trường hợp còn xuất hiện cơn co tử cung dồn dập, gây xuất huyết tử cung nhất là ở những người nhau tiền đạo, bánh nhau thấp. Vì thế, các bác sĩ đều khuyên chị em không nên nặn sữa non, điều này gây bất lợi cho quá trình sinh thường ở mẹ bầu.

[mecloud]wOrNkcUKB2[/mecloud]

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin