Chuyên gia "mách" bố mẹ những điều quan trọng cần lưu ý khi tiêm vắc xin cho bé
Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển, trẻ thường phải tiêm khá nhiều các loại vắc xin phòng các bệnh khác nhau. Và một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm khi tiêm phòng cho bé chính là những phản ứng sau tiêm cho trẻ.
Những phản ứng thường gặp sau tiêm phòng ở trẻ
Bác sĩ Phạm Thị Ngoan - Chuyên khoa Nội nhi, bác sĩ tại trung tâm Tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa An Việt cho rằng, những phản ứng phụ sau khi tiêm được các bậc phụ huynh hết sức quan tâm.
Theo Bác sĩ Ngoan, hầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Do vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch nên sẽ có các phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đỏ. Một số trẻ có thể bị một số phản ứng phụ như sốt, quấy khóc, bú ít, rối loạn tiêu hóa nhẹ, sưng đau tại chỗ... Đây là những phản ứng bình thường mà nhiều trẻ gặp phải.

Sau khi tiêm phòng trẻ sẽ gặp phải một số phản ứng
Để hạn chế phản ứng sau tiêm chủng, bác sĩ Ngoan cho biết trước khi tiêm chủng, gia đình trẻ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, phiếu tiêm chủng, theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ. Đặc biệt cần thông báo với cán bộ y tế tiền sử bệnh tật, sử dụng thuốc của trẻ và phản ứng sau tiêm chủng của lần tiêm chủng trước.
Thông thường trước khi tiến hành thủ tục tiêm, trẻ sẽ được khám sàng lọc về sức khỏe, được tư vấn và dặn dò về lịch tiêm chủng. Sau khi tiêm trẻ cần được các bác sĩ và điều dưỡng theo dõi phản ứng trong vòng 30 phút để đảm bảo tình trạng ổn định nhất cho trẻ.
Những điều cần làm sau tiêm chủng cho trẻ: Theo dõi và chăm sóc
Bác sĩ Phạm Thị Ngoan khuyến cáo khi về nhà nhiều trẻ có dấu hiệu sưng đau cha mẹ thường đắp vào vết tiêm nhưng điều này rất nguy hiểm. Vì thế, trong mọi trường hợp cha mẹ không nên đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm của trẻ.

Khi gặp các phản ứng sau tiêm phòng cha mẹ cần theo dõi và nhờ sự tư vấn của bác sĩ thay vì tự ý xử lý
Trẻ cần được theo dõi sau tiêm chủng, nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C dùng khăn ấm chườm mát , nới rộng quần áo và uống hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ bị sốt kéo dài, quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ, xuất hiện các hiện tượng như khó thở rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch, da nổi vân tím, chi lạnh, nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú; trẻ bị co giật, phát ban hoặc khi trẻ có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe khiến cha mẹ lo lắng… thì bố mẹ cần đưa ngay trẻ tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, xử lý.
Bác sĩ Ngoan cũng lưu ý, không phải trẻ nào cũng có thể tiêm phòng các loại vắc xin. Những trẻ bị nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch kém không được tiêm các loại vắc xin sống như lao, sởi…
Tại nơi bác sĩ công tác, việc thực hành an toàn tiêm chủng được quan tâm hàng đầu bên cạnh đó việc nhắc lịch cũng được đặt lên hàng đầu bên cạnh chất lượng vắc xin để đảm bảo trẻ được tiêm đúng lịch và đủ liều vắc xin. Việc tiêm chủng ở các phòng tiêm dịch vụ hiện giờ cũng là lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh với nhiều ưu điểm đáng kể.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
10 điều cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng
- 85% trẻ mắc sởi do chưa được tiêm phòng
- 4 vắc xin mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai để bảo vệ con
- Nếu bỏ lỡ lịch tiêm phòng cho bé thì phải làm sao?
- Lý do phụ nữ cần tiêm phòng trước khi mang thai
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua