Con 4 tháng bị tiêu chảy nặng, gặp bác sĩ mới biết nguyên nhân là từ người mẹ
Thời gian gần đây, nhiều trẻ bị tiêu chảy nặng vì sai lầm của cha mẹ. Hầu hết, trẻ nhập viện trong tình trạng mất nước, tụt huyết áp, tiền sốc, co giật vì không được bù nước đúng cách khi bị tiêu chảy.
PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai chỉ ra những sai lầm khi các bà mẹ điều trị tiêu chảy cho con hay mắc phải.
Dùng nước lọc từ lá ổi, lá hồng xiêm
Các biện pháp gia đình các bé thường sử dụng nước lọc từ các loại lá ổi, hồng xiêm giã nhỏ khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn kéo dài và nặng thêm.
Bù nước bằng thực phẩm chức năng dạng oresol
PGS Dũng cho biết, từng có bệnh nhi tử vong vì mất nước quá nặng do bù nước không đúng cách do sử dụng oresol dạng thực phẩm chức năng.

Mỗi lần trẻ hay người lớn đi ngoài phải uống hàng trăm ml oresol để bù nước, điện giải bị mất đi. Do đó, bù nước bằng oresol phải liên tục, ít một, thay nước lọc hoàn toàn mới giảm được nguy cơ mất nước, điện giải do tiêu chảy.
Điều sai lầm là người dân vẫn nhầm tưởng những dạng thực phẩm chức năng này là thuốc gây ra hậu quả đáng tiếc.
Tự ý sử dụng kháng sinh
Nhiều trẻ mắc tiêu chảy do rotavirut, kháng sinh cũng không có tác dụng trong trường hợp này.
Việc tự ý sử dụng kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa, làm tiêu chảy kéo dài, khiến trẻ hấp thu càng kém và lâu bình phục.
Dùng thuốc cầm tiêu chảy
Những sai lầm thường gặp này bắt nguồn từ tâm lý nóng vội muốn con khỏi bệnh nhanh của người lớn nhưng cũng là nguyên nhân khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ càng trở nên trầm trọng. Sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy sẽ làm cho thời gian lưu trú của các virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa kéo dài hơn làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy của trẻ và làm cho tiêu chảy kéo dài hơn.
Thực phẩm không nên dùng cho trẻ tiêu chảy
+ Đồ ăn nhanh
+ Sản phẩm từ sữa.
+ Sản phẩm có nhiều đường đơn: nước ngọt, kẹo, bánh.
+ Các thực phẩm sinh hơi: đậu đỗ, cải bắp, súp lơ, hành, cải xanh.
+ Thức ăn nhiều chất béo.

Trừ khi bạn thấy trẻ càng bị tiêu chảy nặng hơn sau mỗi lần ăn do không dung nạp được chất lactose có trong sữa. Bạn cần đổi loại sữa không chứa lactose. Vì sữa không phải nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh. Trẻ cần được ăn uống đầy đủ hơn khi bị bệnh. Nếu đổi sữa có thể khiến trẻ không quen mà bỏ ăn.
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua