Con cần bị 'ngã' vài lần để hiểu rằng đó là việc hoàn toàn bình thường
Bất kỳ cha mẹ nào cũng mong những đứa con yêu của mình thành công trong cuộc sống sau này. Tuy vậy,chính cha mẹ trong quá trình giáo dục và nuôi dạy con lại thường mắc phải 7 sai lầm làm hạn chế sự phát triển của con.
Sai lầm thứ nhất: Bạn không để con gặp rủi ro
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà nguy hiểm ở mọi ngóc ngách. Khẩu hiệu "an toàn là trên hết" khiến bạn làm mọi cách để bảo vệ con nhưng đồng thời bạn cũng đang cách ly con khỏi những hành vi nguy hiểm có lợi.
Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng, nếu một đứa trẻ không chơi ở bên ngoài và không bao giờ trải nghiệm một cú ngã tượt da đầu gối, chúng thường gặp phải nỗi ám ảnh sợ đau khi trưởng thành. Trẻ em cần phải ngã vài lần để biết được rằng việc đó hoàn toàn bình thường; Ở tuổi thiếu niên, con gái bạn cần phải trải qua đổ vỡ tình cảm để biết cách trân trọng một mối quan hệ lâu dài. Nếu cha mẹ tìm mọi cách để loại bỏ rủi ro khỏi cuộc sống của con cái, cha mẹ đã vô tình phát triển lòng kiêu ngạo và hạ thấp lòng tự trọng của chính con mình.
Sai lầm thứ hai: Bạn quá sốt sắng giúp đỡ
Thế hệ trẻ ngày nay không phát triển một số kỹ năng sống mà thế hệ cách đây 30 năm đã có do người lớn chủ động can thiệp vào cuộc sống và muốn tự tay chăm sóc mọi vấn đề cho trẻ. Khi cha mẹ xuất hiện quá nhanh và quá hào hứng giúp đỡ, cha mẹ đồng thời đang loại bỏ nỗ lực của con trong việc tìm ra rắc rối và cách giải quyết. Đó là cách nuôi dạy con “ngắn hạn” và làm mất tính tự chủ của con. Sớm hay muộn, con bạn sẽ quen với việc có người luôn gỡ rối cho chúng trong mọi vấn đề và hình thành suy nghĩ: “Nếu mình ngã hoặc gặp sai lầm, cha mẹ sẽ chạy đến đỡ dậy và giải quyết mọi việc êm xuôi”. Trong thực tế, điều này tương đối giống với thế giới của người lớn, do đó vô hình chung, chúng ta đang ngăn cản con cái mình trở thành một người trưởng thành có khả năng giải quyết công việc một cách độc lập.
Sai lầm thứ ba: Bạn khen ngợi quá dễ dàng
Chúng ta cho rằng cha mẹ nên khuyến khích lòng tự trọng của con bằng cách ngợi khen thật nhiều. Tâm lý “mình là người đặc biệt” sẽ khiến con cảm thấy thích thú và tự hào nhưng phương pháp này không hẳn là hoàn hảo.
Dần dần, bọn trẻ sẽ thấy rằng bố và mẹ là những người duy nhất nghĩ rằng chúng thật tuyệt vời trong khi mọi người khác lại không có cùng suy nghĩ đó đó. Chúng bắt đầu nghi ngờ tính khách quan trong những lời nhận xét của bố mẹ. Những lời khen có thể tốt cho trẻ trong thời điểm này, nhưng lại không liên quan đến thực tế. Khi bố mẹ khen ngợi quá dễ dàng mà không quan tâm đến các hành vi xấu, trẻ em bắt đầu học cách nói dối, phóng đại để né tránh những tình huống thực tế khó khăn. Chúng không đủ điều kiện để đối mặt với nó.
Sai lầm thứ tư: Bạn để mặc cảm tội lỗi dẫn đường
Con bạn không phải yêu bạn từng giây phút vì thế đừng vội vàng cảm thấy tội lỗi mỗi khi con nói rằng: “Con ghét mẹ” hay “Mẹ không yêu con chút nào”. Bon trẻ sẽ học được cách vượt qua sự thất vọng nhưng chúng sẽ không vượt qua được ảnh hưởng của sự chiều chuộng. Vì thế, bạn cần nói “Không”, hay “Không phải lúc này” và để chúng tìm cách chiến đấu để giành được những gì thực sự quý giá và cần thiết với chúng.
Đối với những gia đình có nhiều hơn một đứa con, khi một đứa trẻ làm điều tốt, cha mẹ thường cảm thấy không công bằng khi khen ngợi và thưởng cho đứa trẻ đó mà không nhắc gì đến những đứa trẻ kia. Suy nghĩ này không thực tế và chúng ta đang làm mất cơ hội để bọn trẻ hiểu rằng, thành công phụ thuộc vào hành động và những việc làm tốt của chúng. Đừng dạy trẻ rằng khi có điểm tốt sẽ được thưởng một món quà. Nếu mối quan hệ của cha mẹ và con cái dựa trên những phần thưởng vật chất, trẻ em sẽ không có động lực bên trong, cũng như không học được cách yêu thương vô điều kiện.
Sai lầm thứ năm: Bạn không chia sẻ với con những sai lầm trong quá khứ của mình
Sẽ đến một ngày con bạn lớn lên, chúng sẽ muốn dang rộng đôi cánh và thử bay theo cách của mình. Là cha mẹ, chúng ta phải để con làm vậy nhưng không có nghĩa bạn mặc kệ chúng. Hãy chia sẻ với con những sai lầm mà bạn đã gặp khi ở tuổi của con để giúp con đưa ra những quyết định tốt hơn. Ngoài ra, vì lũ trẻ phải chuẩn bị đối mặt với các hậu quả có thể gặp phải do quyết định của chúng, bạn cần kể cho con nghe bạn đã cảm thấy như thế nào và làm gì trong tình huống tương tự, điều gì thúc đẩy bạn làm như vậy và bài học bạn có được sau những sai lầm đó là gì. Bởi vì cha mẹ không phải là người duy nhất có ảnh hưởng lên con cái, nên cha mẹ bắt buộc phải là người có ảnh hưởng tốt nhất.
Sai lầm thứ sáu: Bạn hiểu lầm về trí thông minh, năng khiếu và ảnh hưởng của chúng đến sự trưởng thành
Trí thông minh thường được cha mẹ lựa chọn như một thước đo sự trưởng thành của trẻ, và kết quả là, các bậc làm cha mẹ cho rằng một đứa trẻ thông minh là đứa trẻ đã sẵn sàng bước ra thế giới. Điều đó là sai trong trường hợp này. Hãy nhìn một số các vận động viên chuyên nghiệp và các ngôi sao Hollywood, tài năng của họ không thể phủ nhận, nhưng họ vẫn mắc kẹt trong các vụ scandal bê bối. Năng khiếu chỉ là một mặt trong đời sống đứa trẻ, đừng cho rằng nó có thể bao trùm mọi lĩnh vực. Không có tuổi nào là “tuổi chịu trách nhiệm” cũng như không có một hướng dẫn cụ thể nào cho chúng ta biết khi nào nên trao quyền tự do cho một đứa trẻ, nhưng bạn có thể quan sát những đứa trẻ khác cùng độ tuổi với con mình. Nếu như bạn nhận thấy, chúng chúng đang được tự làm nhiều việc hơn con bạn, tức là có thể bạn đang kìm hãm sự độc lập của con mình.
Sai lầm thứ bảy: Bạn không làm theo những gì bạn dạy con
Là cha mẹ, trách nhiệm của chúng ta là làm gương cho con mình. Tức là nếu bạn muốn con sống như thế nào, bạn phải thực hành đúng những quy tắc đó. Là người “lãnh đạo” trong gia đình, bố mẹ nên bắt đầu bằng cách trung thực với lời nói của chính mình. Những lời nói dối chỉ giống như tấm màng bao phủ bên ngoài và chẳng chóng thì chày, nó sẽ rơi xuống và lộ ra tính cách và cách cư xử thật sự của bạn. Cẩn trọng với những hành động dù nhỏ của mình, vì nếu những người xung quanh có thể nhận thấy thì lũ trẻ cũng sẽ nhận thấy. Trong một gia đình mà cha mẹ không văng tục, lũ trẻ sẽ nhận ra rằng chúng cũng không được phép làm điều đó. Bạn hãy dạy bọn trẻ cho đi một cách vô tư và vui vẻ bằng cách chính mình tình nguyện tham gia vào một dự án thiện nguyện hoặc một nhóm cộng đồng cùng chia sẻ. Con bạn sẽ nhìn thấy, học hỏi theo và biết sống có trách nhiệm với cộng đồng.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Cha mẹ không nên dạy con “người lạ nào cũng là người xấu”
- 9 cách dạy con của mẹ Pháp trái ngược hoàn toàn với mẹ Việt
- Dạy con biết đọc đúng cách, bạn đã áp dụng chưa?
- Kinh nghiệm dạy con nói tiếng Anh như gió của bà mẹ Sài Gòn
- Dạy con ngoan không cần roi vọt nhờ các 'phương pháp mềm'
- Dạy con cách đáp trả khi bạn bè gây xung đột
Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua