Đãng trí sau sinh cần cảnh giác với nguy cơ trầm cảm
Đãng trí sau sinh tự hết trong 2 tuần
Quên vị trí đồ vật, không gọi được tên người đối diện, nhớ nhớ quên quên là những hiện tượng xảy ra phần lớn ở phụ nữ sau khi sinh. Chứng đãng trí gây ra những rắc rối không nhỏ đối với các chị em, rất nhiều trường hợp mệt mỏi và than phiền về điều này.
Theo TS. BS Trần Thị Hồng Thu, Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, "Baby blues" và trầm cảm là 2 rối loạn dễ gặp ở phụ nữ sau sinh.
Trong đó hội chứng "Baby blues" và “đãng trí” sau sinh có tới 80% phụ nữ mắc phải, rối loạn trầm cảm sau sinh ít gặp hơn. Cả hai tình trạng này đều có những biểu hiện giống nhau là đãng trí, hay quên…
Bác sĩ Hồng Thu cho hay, đãng trí, hay quên 80% phụ nữ sau sinh gặp phải.
Hội chứng "Baby blues" là một dạng rối loạn khí sắc nhẹ, thoáng qua. Những triệu chứng dễ gặp của hội chứng này là bồn chồn, lo lắng, hay quên… thường gặp ở phụ nữ sau sinh và biến mất sau 2 tuần.
“Những rối loạn khí sắc nhẹ, đãng trí sau sinh thường không cần phải điều trị. Nhưng nếu những rối loạn khí sắc, đãng trí này kéo dài trên 2 tuần gây trở ngại tới việc chăm sóc con và công việc thì trở thành bệnh lý, cần được điều trị”, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu nói.
Nguyên nhân phụ nữ sau khi sinh con thường bị đãng trí hay quên là do chịu tác động của các loại hormone sinh sản trong thai kỳ tác động lên não. Những áp lực đóng vai người mẹ, khiến cho tình trạng đãng trí sau sinh càng trở nên trầm trọng hơn.
Đãng trí sau sinh cần cảnh giác với nguy cơ trầm cảm
Theo khuyến cáo của bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, những rối loạn khí sắc nhẹ nếu kéo dài và lặp đi lặp lại có thể gây ra trầm cảm. Theo thống kê, có khoảng 10-20% phụ nữ sau sinh bị trầm cảm.
Trầm cảm ở trạng thái nhẹ khiến người phụ nữ nhạy cảm hơn bình thường, dễ buồn vô cớ, dễ khóc, đãng trí, dễ xúc động, ăn không được ngon… Bệnh diễn biến nặng hơn khiến người phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ, rối loạn về cân nặng… không thể chăm được con, thậm chí có trường hợp sát hại con hoặc mẹ tự tử.
Ảnh minh họa.
“Ở giai đoạn trầm cảm nặng người mẹ thường có những biểu hiện loạn thần có liên quan tới đứa trẻ sinh, liên quan tới ý nghĩ ám ảnh (bạo lực với đứa trẻ). Có trường hợp có ý nghĩ và hành vi giết chết đứa trẻ ngay sau khi sinh. Khi bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn khí sắc quá 2 tuần, các biểu hiện ngày một nặng, người nhà cần phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện Tâm thần hoặc khoa Tâm thần để được điều trị kịp thời, tránh nguy cơ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con”, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu cho hay.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu cho hay, đãng trí chỉ thoáng qua không phải điều trị bằng thuốc. Nhưng những hỗ trợ về mặt tâm lý của người thân và gia đình cực kỳ quan trọng để bệnh nhân hồi phục.
Gia đình cần phải chăm sóc và quan tâm tới sản phụ nhiều hơn, nói chuyện nhẹ nhàng, hỗ trợ sản phụ trông trẻ, nấu ăn… bằng thái độ thân thiện, sẵn lòng.
Trong trường hợp người mẹ bị trầm cảm cần phải được điều trị như các bệnh lý khác. Gia đình đặc biệt là người chồng cần phải quan tâm tới vợ nhiều hơn.
“Chiều chuộng, ủng hộ, quan tâm, lắng nghe và không chỉ trích, tránh không nói về những thiếu sót của người mẹ dễ khiến họ bị suy sụp về mặt tinh thần. Gia đình nên có không gian yên tĩnh cho người mẹ được nghỉ ngơi. Ở mức độ trầm cảm nặng, phụ nữ cần phải cai sữa để được điều trị”, bác sĩ Trần Thị Thu Hồng nói.
Theo Emdep
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua