Dòng sự kiện:

Dấu hiệu đặc biệt khi ngủ "tiên đoán" chắc chắn con bạn lớn lên thông minh xuất sắc

Theo Khám phá
19:00 31/05/2017
Nếu bé có sở hữu dấu hiệu đặc biệt này khi ngủ, cha mẹ nên yên tâm vì khi lớn bé sẽ thông minh và lanh lợi hơn nhiều.

Theo các chuyên gia tâm lý học, việc trẻ mỉm cười khi ngủ không chỉ là biểu cảm trên gương mặt mà còn thể hiện quá trình hoạt động của hệ thần kinh, đặc biệt là não bộ.

Cười vừa là cách rèn luyện thể dục, vừa giúp các nhóm cơ và não bộ của trẻ phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, em bé càng biết cười sớm thì khi lớn chỉ số IQ càng cao.

Nếu con có dấu hiệu này khi ngủ thì mẹ hãy vui mừng nhé. Ảnh minh họa

Theo dõi lúc bé ngủ, nếu con có những biểu hiện này đảm bảo đến 90% bé có tố chất lớn lên sẽ thông minh hơn người:

Bé từ sơ sinh tới 3 tháng tuổi: Nụ cười thể hiện nhu cầu đáp ứng

Bé từ 0-3 tháng tuổi thường mỉm cười khi ngủ, đây là phản xạ tự nhiên khi bé được đáp ứng đầy đủ nhu cầu.

Ở độ tuổi này, bé cần nhiều thời gian để ngủ, cung cấp chất dinh dưỡng và sự chăm sóc chu đáo. Ngoài ra, việc mẹ không đáp ứng nhu cầu sẽ khiến bé khó chịu hay quấy khóc.

Bé từ 3-6 tháng tuổi: Điều tuyệt vời nhất là tình yêu của mẹ

Trẻ từ 3-6 tháng tuổi thường tập trung tới biểu cảm của người lớn, do đó có nhiều cách để làm cho bé cười.

Mỗi ngày, mẹ chăm sóc, dỗ dành và nở nụ với bé, đây là điều quý giá khiến bé có giây phút hạnh phúc và cảm giác an toàn. Chính vì thế, “sợi dây” gắn kết giữa mẹ và bé dần được hình thành nhờ tình mẫu tử thiêng liêng.

Bé dưới 1 tuổi: Nụ cười của niềm tin

(Ảnh minh họa)

Trước 1 tuổi, nếu được đáp ứng nhu cầu đầy đủ hoặc có người lớn trêu đùa bé sẽ thể hiện sự thỏa mãn của mình bằng nụ cười. Ở độ tuổi này, mẹ nên chú ý tới cảm xúc, cười nhiều hơn với bé.

Từ khi sinh, cha mẹ là người tiếp xúc với trẻ nhiều nhất tạo cảm giác an toàn và sự tin tưởng cho em bé, hình thành nền tảng cho các mối quan hệ trong tương lai. Khi bé được 2 tuổi, bắt đầu có ngôn ngữ riêng và phản xạ với người lạ.

Lợi ích nụ cười với sức khỏe của bé

Không những tốt cho não bộ, nụ cười còn có lợi ích không nhỏ cho các cơ quan khác của trẻ:

Hỗ trợ tim mạch

Việc cười hay biểu lộ cảm xúc giúp làm giãn các thành động mạch, kích thước mạch máu tăng hỗ trợ lưu thông và cung cấp máu cho tim.

Tốt cho phổi

Theo quan niệm dân gian, việc bé khóc nhiều sẽ giúp nở phổi và tốt cho đường hô hấp. Tuy nhiên, nụ cười lại có tác dụng hơn là việc bé khóc, quá trình này giúp phổi hoạt động đều đặn trao đổi oxy và carbon dioxide làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ho, viêm phế quản…

Có lợi cho gan

Cười là phương pháp hiệu quả giúp gan giải độc, tăng cường quá trình bài tiết mật, hỗ trợ chức năng gan phát triển.

Tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa

Cười thúc đẩy quá trình hoạt động của nhu động ruột, giúp tiêu hóa và thải khí tốt hơn, đặc biệt là ngăn ngừa táo bón ở trẻ.

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Cười không chỉ giúp bé cảm thấy hạnh phúc mà còn có tác dụng tích cực với hệ miễn dịch của trẻ.

Các nhà khoa học Đức tiến hành thí nghiệm trong đợt tiêm chủng và đưa ra kết luận, khi trẻ cười nhiều sẽ làm tăng khả năng kháng thể. Bên cạnh đó, quá trình tiết nước bọt hỗ trợ sản sinh tế bào máu, giúp trẻ có tâm trạng tốt và ít bị ốm.

Cười không chỉ giúp não bộ của trẻ phát triển mà còn tốt cho các bộ phận trên cơ thể bé. (Ảnh minh họa)

Các cách thư giãn giúp trẻ hay cười

Chơi ú òa

Mẹ nên dành thời gian chơi với con để bé thấy vui và cười nhiều hơn bằng cách giấu mặt đằng sau các ngón tay, khi nói "Ú" thì xòe bàn tay ra, để lộ khuôn mặt mẹ sẽ nói "òa".

Cách khác mẹ sẽ dùng một cái khăn mỏng che lên mặt và cùng bé tương tác, kéo khăn được dễ dàng.

Massage cho bé

Mẹ có thể massage nhẹ nhàng tay chân hoặc lưng cho bé. Sự vuốt ve, vỗ về từ mẹ giúp trẻ cảm nhận sự ấm áp và an toàn hơn.

Chơi trốn tìm

Mẹ tìm chỗ khuất như bàn ghế hay bức tường sau đó chơi trò trốn tìm với trẻ. Mỗi lần bé phát hiện hãy nở nụ cười thật tươi để bé thích thú và cười lớn.

Nguồn: Gia đình Việt Nam