Dấu hiệu nhận biết con yêu chậm nói
Mong mỏi câu nói đầu tiên của con được cất lên là khát khao của tất cả những người làm mẹ. Nhưng, không phải ai cũng được đón nhận niềm vui lớn lao đó một cách tròn đầy, đúng thời điểm. Đối với một số bé tuy đã tới tuổi nhưng vẫn chưa thể bập bẹ nói tiếng “Ô”, “A” đầu đời, mẹ cần chú ý.
Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lưu tâm nhé, bởi hầu hết các em bé đều mắc phải vấn đề này, vấn đề kia về ngôn ngữ cho đến tận lúc các bé được 2 tuổi. Cứ 4 em bé thì có 1 em bé có dấu hiệu chậm biết nói. Nhưng, hầu hết sau này đều tự bắt kịp mức độ phát triển như các bạn khác và không cần đến sự trợ giúp đặc biệt.
Mẹ cần phải biết những dấu hiệu nhận biết bé chậm biết nói để có thể kịp thời can thiệp, trò chuyện và tìm hướng giải quyết với con yêu:
Bé 1 tuổi: Không bập bẹ hoặc nói nhại lại lời người lớn. Có dấu hiệu của việc không hiểu hoặc không phản ứng lại với những gì người khác nói.
Bé 18 tháng: Không nói được dù chỉ một từ
Bé 2 tuổi: Chỉ nói rất ít từ và giao tiếp với mọi người thông qua tiếng lầm bầm trong miệng và chỉ trỏ, hoặc trẻ bị mất kĩ năng ngôn ngữ (vốn từ bị ít đi hoặc ngừng lại không nói nữa)
Bé 2,5 tuổi: Vẫn chỉ nói từng tiếng một, không phát âm được những phụ âm và vốn từ vựng ít hơn 50 từ.
Bé 3 tuổi: Người lạ không thể hiểu được cách phát âm của trẻ hoặc trẻ chỉ có thể sử dụng những cụm từ gồm 2 tiếng rất đơn giản.
Bên cạnh đó, một vài dấu hiệu ngoài độ tuổi cũng cho thấy bé chậm nói như:
1. Bé không quay lại khi nghe gọi tên: Não bộ của bé phản ứng không tốt, và đó cũng là biểu hiện đầu tiên của hệ thần kinh kém phát triển.
2. Bé không sợ người lạ: Không phải do bé dạn người hay quá hòa đồng, mà đó có thể là bé không phân biệt được người lạ hay quen.
3. Bé lắc đầu mỗi khi phấn khích.
4. Bé không bắt chước: Đó là biểu hiện cho thấy bé không có khả năng tập trung theo dõi hành động của người lớn và làm theo. Nếu không dạy thì bé không biết để ý học và sẽ không bao giờ biết.
5. Bé không biết chỉ bằng một ngón trỏ: Khi trẻ chỉ bằng một ngón là bé đã có khả năng tập trung để nhìn vào một hướng.
6. Bé mê coi quảng cáo: Cứ có quảng cáo là bé ngồi xem say sưa, thậm chí vẫy tay trước mặt bé, bé cũng không chớp mắt. Cha mẹ mua đĩa quảng cáo về cho bé coi, để làm việc.
Sai lầm lớn, với những trẻ bình thường xem quảng cáo ít thì cũng có lợi vì trẻ có thể học được vài thứ hay. Nhưng với trẻ chậm phát triển thì coi quảng cáo càng làm cho bé chìm vào thế giới ảo của quảng cáo.
Trong quảng cáo, hình ảnh và âm thanh biến đổi nhanh và sôi động hơn bình thường. Trẻ càng thích coi hình ảnh của quảng cáo nhiều sẽ càng chán hình ảnh của thế giới thực vì nó không sáng, không chuyển hình nhanh bằng.
7. Hay ăn vạ, kêu khóc khi đòi một cái gì đó: Các bé không có hoặc không biết sử dụng ngôn ngữ hay ăn vạ hơn bé bình thường vì chúng không biết làm sao để thể hiện ý muốn của mình.
8. Bé ra ngoài là cắm đầu chạy: Chạy nhiều hơn đi là biểu hiện của chứng tăng động, thiếu khả năng tập trung.
9. Bé khó ăn, khó ngủ, không chịu nhai.
10. Bé không tập trung làm cái gì đó lâu.
[mecloud]nYfjJ2GE3d[/mecloud]
Những trẻ em dễ có nguy cơ bị chậm nói
- Bé trai thường biết nói chậm hơn bé gái
Bé trai thường phát triển khả năng ngôn ngữ chậm hơn bé gái khoảng 1-2 tháng. Ở tháng thứ 16, trung bình một bé trai sử dụng 30 từ vựng trong khi bé gái đã có thể sử dụng khoảng 50 từ
- Trẻ sinh non
Trẻ sinh non thường mất thời gian nhiều hơn các bạn đồng trang lứa để có thể đạt đến các mốc phát triển nhưng khi bé được 2 tuổi là đã có thể theo kịp bạn bè. Các bác sĩ nhi khoa thường nói rằng khi đánh giá sự phát triển của một em bé sinh non, cha mẹ nên tính bắt đầu từ ngày bé đủ tháng trong bụng mẹ chứ không phải từ ngày bé ra đời. Một em bé sinh sớm hơn 3 tháng có thể chậm nói hơn các bé khác nhưng bé vẫn có thể phát triển bình thường về sau này.
- Trẻ song sinh hoặc đa sinh
Người ta ước tính được có khoảng 50% trẻ đa sinh bị chậm phát triển về ngôn ngữ. Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân và sinh phải nhờ đến sự can thiệp của các biện pháp y học thường xảy ra ở những trường hợp song thai hoặc đa thai – vì thế mà dẫn đến tình trạng chậm nói.
- Trẻ bị viêm tai mãn tính
Nếu trong tai trẻ có chất dịch bám dai dẳng qua năm tháng - đặc biệt là trong năm đầu đời của trẻ - điều này dễ dẫn đến suy giảm chức năng nghe và vì thế mà trẻ cũng chậm biết nói hơn.
- Trẻ tập trung vào những kĩ năng khác
Nếu một em bé bị chậm nói nhưng tình trạng phát triển chung của bé đều tiến triển bình thường thì có thể cơ thể bé đang tập trung cho một kĩ năng nào đó, chẳn hạn như chạy nhảy, đi lại, vì thế mà kĩ năng nói sẽ chậm lại một chút.
Mẹ có thể tham khảo một số giải pháp can thiệp khi trẻ chậm nói ở bài “Bé chậm nói: Cha mẹ cần làm gì?”.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]CQD8MF7fIb[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua