Đi đẻ ngày lạnh dưới 10 độ C: Đây là những điều mẹ bầu phải lưu ý
Sinh con vào mùa đông có lẽ là điều khiến nhiều mẹ lo ngại nhất bởi thời tiết lạnh khó khăn hơn trong việc chuẩn bị đồ trước sinh và trong cả quá trình chuyển dạ. Đặc biệt, những ngày gần đây nhiệt độ càng xuống thấp, nhất là khu vực miền Bắc khiến các mẹ bầu sắp sinh lo ngại hơn.
Mặc dù hiện nay rất nhiều bệnh viện đã trang bị điều hòa 2 chiều giúp giữ ấm cho sản phụ mùa đông cũng như làm mát trong mùa hè, tuy nhiên nếu sinh con trong những ngày nhiệt độ miền Bắc chỉ còn -9 độ C thì chị em vẫn cần phải đặc biệt chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe cá nhân.
Dưới đây, Ths. Bs Nguyễn Hùng Sơn – Trưởng khoa D3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ có những chi tiết và những lời khuyên hữu ích cho các mẹ bầu chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ chào đời.
Với mẹ bầu những ngày gần sinh
Theo Ths. Bs Nguyễn Hùng Sơn, những ngày gần sinh, các bà bầu cần chăm sóc tinh thần thật thoải mái, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần có chế độ dinh dưỡng đủ chất, bổ sung vitamin, những chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt trong thời kỳ thai nghén.
Quan trọng hơn, trong mùa đông giá rét, mẹ bầu cần chú ý việc giữ ấm cho cơ thể, ăn mặc đủ ấm và tránh gió. Nhà cửa cần che chắn cẩn thận để tránh gió lùa vào nhiều.
Vì điều kiện chăm sóc ở bệnh viện tương đối đầy đủ, các phòng đẻ, phòng mổ, chờ đẻ đều có điều hòa 2 chiều nên mẹ bầu không phải chuẩn bị gì đặc biệt ngoài quần áo, khăn ủ, chăn,… cho con sau khi ra viện và chú ý mặc đủ ấm cho bản thân khi đi ra ngoài hành lang, vào khu khám, chờ.
Với mẹ bầu khi chuẩn bị chuyển dạ
Hiện nay, trong bệnh viện, khu đẻ, phòng chờ đẻ đều được trang bị điều hòa 2 chiều “đông ấm, hè mát”, đặc biệt, trong các phòng mổ điều này càng được chú ý nên các mẹ bầu không phải lo ngại việc chuyển dạ trong những ngày đông lạnh.
Mẹ bầu chỉ cần lưu ý những điều sau:
- Với mẹ đẻ thường, trước - trong - sau khi chuyển dạ đều được ăn uống với chế độ ăn thô, chú ý ăn nhiều chất lỏng, tinh hơn. Còn với mẹ sinh mổ phải ngừng ăn uống.
- Việc chuẩn bị cho bà bầu đẻ thường và đẻ mổ không khác nhau nên các bà mẹ sau đẻ cần phải chăm sóc cho bản thân, giữ ấm cơ thể.
- Với các mẹ đẻ mổ cần chú ý chăm sóc vết mổ. Mặc dù vết mổ đã được các bác sĩ chăm sóc bước đầu ổn định rồi mới cho ra viện nhưng sản phụ vẫn nên chú ý việc tháo băng, vệ sinh vết mổ.
Lưu ý vệ sinh cơ thể cho sản phụ sinh ngày lạnh
Mới sinh xong, sản phụ phải vệ sinh cơ thể hết sức cẩn thận bởi điều này rất quan trọng. Mùa đông lạnh, sản phụ cần phải chú ý dùng nước ấm, đảm bảo phòng kín gió, ấm áp khi vệ sinh.
Theo quan niệm xưa tối thiểu sau một tháng, thậm chí, 3-4 tháng sản phụ mới được tắm bởi không có điều kiện “đông ấm, hè mát”. Tuy nhiên, quan niệm hiện đại bây giờ, khi có đủ điều kiện, phòng vệ sinh ấm áp, kín gió, có nước nóng, sản phụ có thể tắm được chỉ trong 1-2 ngày mới sinh. Với sản phụ đẻ mổ có thể tắm chậm hơn một chút.
Theo Eva
- Sinh con năm Mậu Tuất 2018 có gì đặc biệt?
- Năm mới, Miley Cyrus và bạn trai cải tạo nhà triệu đô để sinh con
- Hòa Bình: Người mẹ bại liệt kiên cường sinh con trên taxi khi gần đến bệnh viện
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua