"Điểm danh" những mẹo dân gian "sai bét" mẹ Việt thường dùng
[mecloud]x1cyGOGo0k[/mecloud]
Pha sữa với nước cháo loãng để tăng cường chất dinh dưỡng
Sữa pha với nước cháo loãng có thể làm biến chất hay thậm chí gây rối loạn tiêu hóa, từ đó đẫn đến sụt cân ở trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh không nên ăn bất cứ thức ăn dặm nào trước giai đoạn 4-6 tháng, kể cả nước cháo. Trẻ ăn sữa pha với nước cháo thường sẽ khiến hệ tiêu hóa non nớt phải hoạt động vất vả hơn, từ đó dẫn đến đầy bụng, khó tiêu và ngủ không ngon giấc.
Nắn và uốn chân con để chân thẳng tắp
Do phải nằm trong tư thế chật hẹp và không thoải mái suốt thời gian dài trong bụng mẹ nên khi mới chào đời hầu hết các bé đều có hình dáng hơi cong. Nếu không phải là một dạng tật thì chân bé sẽ trở lại hình dáng chuẩn sau một khoảng thời gian nhất định mà không cần nhờ đến sự can thiệp của mẹ hoặc người thân.
Riêng với những bé chẳng may bị các dị tật bẩm sinh như: chân vòng kiềng, chân vẹo, chân quặt vào trong hay quẹo ra ngoài, chân cong và hai đầu gối đụng nhau…thì dù các mẹ có nắm bóp thế nào cũng không thể giúp bé hồi phục mà phải nhờ đến các phương pháp vật lý trị liệu. Nếu việc nắn bóp không đúng cách, đúng tư thế có thể khiến tình trạng của bé ngày một nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến xương đấy nhé.
Nhỏ nước tỏi vào mũi để trị ngạt mũi
Nhiều cha mẹ không muốn cho con uống thuốc kháng sinh sớm nên áp dụng bài thuốc dân gian, nhỏ nước tỏi vào mũi bé để trị nghẹt mũi, cảm cúm. Đúng là trong tỏi có chứa chất allicin có thể diệt vi trùng và nấm. Nhiều tài liệu khoa học cho thấy tỏi có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đưa ra qui trình điều trị một cách khoa học và có liều lượng cụ thể.
Màng mũi trẻ vốn đã mỏng và nhạy cảm, bị nước tỏi, cay nóng xâm nhập vào dễ khiến trẻ bị kích ứng mạnh, bỏng rộp niêm mạc mũi, không điều trị kịp thời sẽ có khả năng bị nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử da.
Tắm cho trẻ sơ sinh mỗi ngày để nhanh lớn
Các mẹ quan niệm rằng, phải tắm cho trẻ hàng ngày thì trẻ mới có thể nhanh lớn được. Trên thực tế, trẻ sơ sinh không có nhiều chất bẩn trên cơ thể như chúng ta nghĩ. Vì vậy, tắm cho trẻ mỗi ngày là không cần thiết. Thậm chí, tắm cho trẻ quá thường xuyên sẽ khiến làn da bé bị khô và mất nước. Cách một ngày tắm một lần cho bé là hợp lý nhất.
Kiêng tắm khi bị thủy đậu
Kiêng tắm, kiêng gió, mặc ấm cho con,... khi con bị thủy đậu là những kiểu thương con không đúng cách, không những không chữa được bệnh mà còn khiến bệnh tình nặng thêm. Chính điều này làm da không được vệ sinh sạch sẽ, mồ hôi nhễ nhại, tạo cơ hội cho virus lây lan rộng hơn.
Điều cần làm khi bé bị thủy đậu là giữ gìn vệ sinh cho bé, cắt móng chân móng tay để trẻ không gãi, cho mặc quần áo rộng và nhẹ, tắm cho trẻ trong phòng kín, nhanh, bằng nước sạch, để trẻ trong môi trường thoáng đãng, tránh gió lộng và nắng gắt.
Vuốt mũ để mũi dọc dừa
Mong muốn con xinh đẹp là mong ước của mọi cha mẹ. Tuy nhiên, trên thực tế mũi trẻ sơ sinh nào cũng thẳng với cấu tạo là các mô xương và sụn, đã được định dạng cấu trúc trước đó. Vì thế, các mẹ có cô gắng vuốt mũi cho bé thì cấu trúc và độ cao của mũi cũng không thể thay đổi, ngược lại còn lảm tổn thương các mô mềm ở mũi bé.
Tắm nước lá trị rôm sảy, mụn nhọt
Thực chất, hiệu quả chữa rôm sảy của các loại lá được truyền miệng trong dân gian chưa được kiểm nghiệm bằng nghiên cứu khoa học chính xác và không phải lá nào cũng có tác dụng chữa bệnh giống nhau. Trong khi đó, nhiều loại lá mọc bờ bụi, ven đường chứa nhiều chất bẩn, hoặc bị phun thuốc trừ sâu, tẩm thuốc bảo quản rất khó rửa sạch, kể cả đun sôi cũng khó diệt hết mầm bệnh, gây nguy cơ nhiễm khuẩn cho bé rất cao. Có những loại lá còn có lông tơ, chứa độc tố, và trong quá trình tắm, cọ xát có thể gây xước da, dẫn đến nhiễm trùng da rất nguy hiểm.
Bôi mắm,kem đánh răng lên chỗ bỏng
Hậu quả của việc bôi những chất liệu này lên chỗ da bị bỏng sẽ khiến da phồng rộp nước, vỡ ra, gây cảm giác đau rát và dễ nhiễm trùng. Cách tốt nhất để xử lí khi trẻ bị bỏng là rửa ngay lập tức vết bỏng dưới vòi nước lạnh trong khỏang 10 - 15 phút, sau đó ngâm vết thương vào nước sạch, nên pha thêm ít muối để làm mát vùng da, giúp vết thương nhanh lành. Trường hợp bỏng nặng và bỏng trên diện rộng, sau khi sơ cứu xong cần đưa đến bệnh viện gấp để điều trị kịp thời.
Trị tưa lưỡi bằng mật ong
Trẻ sơ sinh có đường ruột chưa hoàn thiện, nên rất dễ bị ngộ độc. Trong mật ong có bào tử gọi là clostridium botulinum - nguyên nhân gây nên chứng ngộ độc thực phẩm, tuy nhiên chỉ có tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 5%) trong mật ong. Nhưng nếu trẻ sơ sinh nuốt phải sẽ dẫn đến hậu quả nhẹ nhất là ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nặng thì có thể tử vong.
Ngả đầu về phía sau khi chảy máu cam
Thông thường, bé bị chảy máu cam sẽ được bố mẹ hướng dẫn bóp mũi và ngửa đầu về phía sau để ngăn máu chảy ra ngoài. Tuy nhiên, hành động này bị các bác sỹ khuyến cáo không nên thực hiện vì ngả đầu về sau có khả năng nuốt máu vào bụng, gây nôn ói.
Cách sơ cứu đúng khi bị chảy máu cam là thay vì ngửa cổ ra sau, hãy cho bé ngồi xuống, kẹp mũi và nghiêng người về phía trước để máu không thể chảy ngược vào cổ họng. Tránh cho bé hoạt động làm máu cam chảy ra nhiều hơn. Mẹ cũng có thể dùng bông gạc rịt vào nơi chảy máu để cầm máu cho bé.
[mecloud]I425yesKGh[/mecloud]
TUỆ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua