Điều gì xảy ra đối với cơ thể phụ nữ sau khi sinh con?
Sau khi sinh con, đa phần các chị em đều thắc mắc về những thay đổi về cơ thể, cảm giác và thể trạng. Thực tế là việc sinh nở tác động không chỉ sâu sắc đến đời sống mà còn làm thay đổi cơ thể phụ nữ một cách vĩnh viễn.
Ngay từ khi mang thai, bụng bạn sẽ dần căng lên như một quả bóng, đôi chân của bạn sưng lên và việc mất ngủ cũng diễn ra thường xuyên và bạn hy vọng, mong chờ tình trạng này sẽ nhanh chóng qua đi khi con yêu chào đời. Tuy nhiên, điều đó không hề đơn giản như bạn tưởng, bởi sau sinh, rát nhiều những rắc rối xảy ra với co thể như:
Hình dáng
Sau khi sinh con, vòng eo của người mẹ trở nên to hơn so với hông. Đó là do các bắp cơ bụng bị kéo giãn ra.
Gặp vấn đề về bộ ngực
Đây là bộ phận gây nhiều phiền muộn hơn cả. Cho dù có chọn lựa được chiếc áo nâng đỡ ngực tốt, bạn vẫn không thể làm gì để ngăn đôi gò to căng và chảy xệ. Việc cho con bú bình cũng không hiệu quả vì vú vẫn căng cứng lên như thường.
Ngoài ra, ngực của phụ nữ bị đau và phát triển trong thời kỳ mang thai vì cơ thể bạn đang chuẩn bị sản xuất sữa cho em bé và bạn tưởng rằng đến khi sinh thì tình trạng này sẽ hết. Nhưng khi cho con bú, bạn có thể bị chảy sữa, đau nhức ngực và thậm chí núm vú còn bị nứt.
Bị phù nề
Sau khi sinh, mất nhiều máu khiến bạn còn bị phù thũng. Từ ngón chân, tay, bụng và cổ đều có thể bị sưng phù, để khắc phục điều này, những phụ nữ sau sinh hãy cố gắng xoa bóp nhiều để giúp cơ thể săn chắc hơn và sớm lấy lại vóc dáng.
Đổ nhiều mồ hôi
Trong khi mang thai thì nhiệt độ của cơ thể của bà bầu cũng tăng lên để thoải mái thai nhi trong bụng nhưng ngay cả khi em bé của bạn đã chào đời thì bạn vẫn đổ mồ hôi nhiều bởi nhiệt độ cơ thể của bạn vẫn cao nên sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định để nhiệt độ cơ thể của bạn điều chỉnh lại.
Cân nặng
Tăng cân là chuyện khó tránh sau khi sinh con. Đối với phụ nữ một con, trọng lượng có thể tăng trung bình 2 kg so với khi chưa mang thai.
Vài tuần đầu tiên sau khi sinh, bạn vẫn bị ra máu ở vùng kín. Dù bạn sinh thường hay sinh mổ thì việc ra sản dịch là hết sức bình thường đối với phụ nữ sau sinh. Sau một thời gian, hiện tượng này sẽ hết và bạn không phải quá lo lắng về điều này.
Tóc mỏng hơn
Sau sinh, da đầu của phụ nữ thường yếu và nhờn hơn nên việc rụng tóc nhiều, tóc mỏng hơn là điều dễ hiểu.
Vết rạn da
Thai nghén thường để lại những vết nứt trên da, rõ nhất là ở bụng và ngực. Tình trạng tăng cân càng nhiều thì nguy cơ bị nứt da càng lớn. Tuy nhiên, đây cũng là hiện tượng do di truyền, nên ngay cả người chỉ tăng 10 kg cũng có thể bị nứt da.
Stress, trầm cảm
Không ít bà mẹ mới sinh đã bị trầm cảm bởi cuộc sống của họ bỗng nhiên trở nên căng thẳng, lo âu, bị thiếu ngủ và mệt mỏi khiến họ kiệt sức. Tất cả điều này có thể dẫn đến suy nghĩ tiêu cực nên bạn cần phải có sự giúp đỡ từ chồng và tới gặp bác sĩ.
Thật không dễ dàng khi trở thành một người mẹ, bạn hãy cởi mở lòng mình, tâm sự với các bà mẹ khác có kinh nghiệm và bác sĩ để có được lời khuyên vượt qua giai đoạn nuôi con đầu đời này. Đừng quên uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh, ngủ ngon khi bạn có thể và dồn tình yêu thương cho con nhiều hơn.
Mai Nguyên (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua