Dòng sự kiện:

Độc chiêu rèn nếp ngủ cho bé chỉ trong vòng 1 tuần

18:39 27/11/2015
Muốn cho bé có một giấc ngủ ngon, sâu và đều đặn, mẹ cần phải lập một kế hoạch nhỏ trong vòng 7 ngày.

 

 

 

[mecloud]Vofz2VyTqt[/mecloud]

Quy luật giấc ngủ của trẻ


Biểu thời gian ngủ của trẻ. 

Xem bản đồ trên, các mẹ sẽ thấy rằng, khoảng hơn 8h đến 10h30 đêm, bé có thể ngủ rất sâu và sẽ có 2 lần thức giấc không hoàn toàn ngắn (nghĩa là bé vẫn mơ màng, không tỉnh ngủ hẳn).

Từ gần 11h đêm đến khoảng 5h sáng là những giấc ngủ không sâu, đồng thời xuất hiện những cơn mơ, xen lẫn những lần thức dậy ngắn. Từ 5h-6h sáng, bé ngủ sâu trở lại. Việc bé thức dậy trong đêm và quấy khóc là hoàn toàn bình thường.

Do đó, các mẹ không nên quá căng thẳng hay lo lắng. Vấn đề lúc này là cần "chiến thuật" để bé ngủ lại sau đó.

Nếu đầu đêm, bé đang ngủ mà giật mình thức dậy, khóc hay la hét thì rất có thể do một nhân tố nào đó bên ngoài tác động khiến bé cảm thấy bất an, hoảng loạn. Ví dụ như: tiếng động nhỏ hay tiếng nói chuyện, tiếng tivi… Việc cần làm của mẹ lúc này đơn giản chỉ là yên lặng. Vì bé sẽ tự ru mình ngủ lại rất nhanh.

Hoặc nếu bé lật người hay đứng lên trên cũi thì mẹ hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm lại, không nên bế ẵm, ru hay nói chuyện với bé bởi thực ra lúc này bé vẫn đang ngủ.

Thời gian ngủ của trẻ theo từng độ tuổi. 

Nếu từ giữa đêm đến gần sáng, bé thức dậy khóc thì về cơ bản có 2 nguyên nhân:

Thứ nhất là do cảm thấy bất an: Bình thường, khi ru bé ngủ, mẹ có thói quen là: ôm bé, bật cho bé nghe một đoạn nhạc hoặc cho bé ngậm ti giả… Đến khi bé ngủ say, mẹ rời vòng tay ôm, tắt đoạn nhạc… để đặt bé ngủ ngay ngắn trở lại tì nửa đêm giật mình thức giấc, bé thấy mình nằm một mình giữa không gian yên tĩnh, không có nhạc, không có mẹ, không có ti giả… thì bé sẽ cảm thấy bất an và do đó sẽ khóc. Tiếng khóc của bé lúc này có thông điệp “Mẹ ơi, hãy ôm con đi” hoặc “Mẹ ơi, ti giả của con đâu”…

Thứ hai là do thói quen uống sữa/ ăn đêm: Với những trẻ đã quen bú đêm thì việc tỉnh dậy, khóc toáng đòi ăn là tất nhiên. Do đó, để ru ngủ lại những đứa trẻ này, chỉ cần 1 bình sữa là mọi chuyện sẽ ổn. Tuy nhiên, nhiều mẹ cứ nghe tiếng con khóc đêm thì nghĩ rằng bé đói bụng và cho ti sữa là hoàn toàn sai. Với quan niệm này, mẹ vô tình tập cho bé thói quen hễ ban đêm thì ăn và ngủ chỉ là việc xen kẽ giữa các cữ ăn.

Mẹ thông thái luôn hiểu rằng, không nên cho bé ăn khi ngủ, vì cơ thể khi ngủ cần được nghỉ ngơi hoàn toàn. Nếu ngủ mà hệ tiêu hóa vẫn phải làm việc thì sẽ sản sinh ra một số chất ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Một khi bé ngủ xuyên đêm, bé sẽ biết điều chỉnh ăn nhiều hơn vào các cữ ban ngày.

Thời khóa biểu 7 ngày rèn bé ngủ ngoan

Ngày thứ 1: Phân biệt ngày - đêm

Mẹ đánh thức bé dậy sớm và đúng giờ vào mỗi ngày, duy trì thói quen này đều đặn. Đặt cũi bé gần cửa sổ và cuốn rèm lên. Ánh sáng trời sẽ giúp bé tổ chức lại nhịp sinh học, ngay cả khi bé ngủ với ánh sáng dịu nhẹ sau bức rèm. Nếu tỉnh giấc vào buổi sáng, bé sẽ dần hiểu đây là lúc cần thức dậy. Nếu vẫn còn tỉnh giấc vào ban đêm, bé sẽ học cách ngủ trở lại.

Ngày thứ 2: Duy trì thói quen

Mẹ duy trì thói quen cho con như ngày đầu. Vài ban đêm khi đến cữ bú của bé, mẹ nhẹ nhàng cho bé bú nhưng tránh đụng mạnh và kích thích bé. Ngược lại vào ban ngày khi bé bú, bạn có thể đùa giỡn và nói chuyện với bé. Trước khi cho con ngủ, mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm và hát ru để bé ngủ ngon hơn.

Ngày 3: Đi ngủ đúng giờ

Tập cho bé đi ngủ đúng giờ bằng cách đặt bé vào nôi dù bé còn thức vào một giờ nhất định mỗi ngày. Có thể bé sẽ òa khoác lên hay khóc i ỉ. Bạn cần vượt qua được tâm lý sợ con khóc, hãy tự nhủ rằng cuối cùng bé sẽ ngủ sớm. Nhớ là không mềm lòng mà ẵm con ra khỏi nôi, nếu không bé sẽ vòi vĩnh.

Ngày thứ 4: Cần kiên quyết

Đến đêm thứ 4, khó khăn có phần cải thiện hơn, bé sẽ nhớ rằng khóc không mang lại kết quả. Tuy nhiên có thể bé sẽ khóc dai hơn để đòi được bế, được bú mới ngủ. Mẹ cần cương quyết không chiều theo ý bé, bởi nếu bạn nhân nhượng, bé sẽ học được cách tăng “yêu sách” và sẽ khóc lâu hơn.

Ngày thứ 5: Bé đã vào nếp

Hầu hết các bé đều bắt nhịp ngủ đều đặn như lịch trình trong vòng 3 – 5 ngày. Nếu đêm nay bé vẫn khóc đòi hỏi, bạn cần kiểm tra tình trạng của bé xem bé có ướt, đói, mệt… không. Nếu không có điều gì nghiêm trọng, bạn đừng bế bé lên. Sự có mặt của bạn làm bé an tâm, nhưng đôi khi cũng khiến bé nhõng nhẽo.

Ngày thứ 6: Bé ngủ suốt đêm

Hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp với bé. Nếu bé chợt khóc trong giấc ngủ, hãy để con tự làm dịu mình và chìm lại vào giấc ngủ. Nếu bé khóc lâu hơn, mẹ có thể vỗ về nhưng không bế bé lên. Bạn cũng không cần phải quá lo lắng cho bé, thay vào đó hãy ngủ lấy sức.

Ngày thứ 7: Ngon giấc

Cả mẹ và con đều có thể đánh một giấc tới sáng. Thói quen ngủ ngoan là dấu hiệu cho thấy bé khỏe mạnh nhờ được chăm sóc sạch sẽ, đủ đầy. Dĩ nhiên có vài nguyên nhân khiến bé yêu khó ngủ như bé bệnh hoặc ngủ ở nơi xa lạ, nhưng nếu mẹ kiên quyết áp dụng theo cách trên, bé yêu của bạn sẽ lại tự ngủ ngoan.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất:[mecloud]pyOUohcJvF[/mecloud]