Giai đoạn "vàng" phát triển trẻ các mẹ đừng quên
Đừng bỏ lỡ giai đoạn vàng quý giá của con
Chị Hoa có con 2 tuổi ở TP.HCM thường chỉ chú ý cho bé ăn đúng bữa, theo dõi cân nặng, chiều cao của con. Chỉ cần thấy bé ít khóc quấy, không biếng ăn và phát triển đúng chỉ số là chị đã hài lòng. Để bé không “quậy”, chị hay bật TV hay cho bé chơi máy tính bảng. Khi cô bạn thân đến chơi và hỏi chị đang dạy gì cho bé, bé có sở trường gì, chị Hoa mới… ngớ người ra. Xem chừng điều này còn khá lạ lẫm với chị.
Chị Mai (Tp.HCM) lại có quan điểm rất khác với chị Hoa. Chị mời hẳn một giáo viên tiếng Anh về dạy cho con trai 3 tuổi của mình dù bé phát âm tiếng Việt vẫn chưa tròn vành rõ chữ. Bé thường “phản kháng” mẹ bằng cách “quậy tung” giờ học tiếng Anh với cô giáo.
Trường hợp của chị Hoa và chị Mai là khá điển hình trong quan niệm nuôi dạy con hiện nay. Nhiều cha mẹ có con nhỏ tuổi thường chỉ chú trọng việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, bé ngoan, ít quấy và bỏ mặc việc giáo dục con cho cô giáo nhà trẻ. Số khác dù ý thức được dưới 3 tuổi, bé đã có thể học hỏi và phát triển nhưng lại chọn những môn năng khiếu theo trào lưu mà chưa thực sự tìm hiểu con mình có tố chất gì.
Thực hư về khả năng học hỏi của bé trong những năm đầu đời như thế nào? Các nhà khoa học đã chứng minh, trong những năm đầu đời, bộ não của trẻ phát triển mạnh và hoàn thiện đến 80%. Trong giai đoạn này, không chỉ có trí não mà các cơ quan của bé cũng phát triển, tiến tới sự hoàn thiện nên rất nhạy cảm và đáp ứng rất tốt với điều kiện bên ngoài tác động vào.
Như vậy, đây là giai đoạn vàng để bé học hỏi và phát triển trí tuệ mà cha mẹ không nên bỏ qua. Nhưng điểm mấu chốt khi giáo dục trẻ từ 2 – 6 tuổi là các môn học phải tạo được sự vui thích, phù hợp với tố chất và loại hình thông minh của trẻ. Bé sẽ tiếp cận kiến thức và tích lũy một cách tự nhiên.
Bé hình thành trí thông minh trong giai đoạn vàng
PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh, viện trưởng Viện Giáo dục Phát triển Tiềm năng Con người (IPD) cho biết, trong giai đoạn từ 2-6 tuổi, cha mẹ nên tập dành nhiều thời gian với trẻ để có thể phát hiện sớm và “đầu tư” cho con. Có nhiều cách để khám phá tư chất của bé như quan sát biểu hiện, hành động, thói quen của bé hàng ngày, chơi cùng con,… Các phụ huynh cũng có thể sử dụng các công cụ đáng tin cậy để đánh giá loại hình trí thông minh của con như ứng dụng "Bé thuộc loại thông minh nào?". Đây là ứng dụng dựa trên nền tảng thuyết Trí thông minh đa diện, ra đời với mục đích giúp cha mẹ nhìn nhận đầy đủ tố chất của con. Thông qua 40 câu hỏi về thói quen, hành vi thường ngày của bé, ứng dụng sẽ đưa ra kết quả về loại hình trí thông minh bé sở hữu. Ứng dụng cũng cung cấp những lời khuyên bổ ích tương ứng với mỗi kết quả đánh giá, giúp các bậc cha mẹ có thêm gợi ý trong việc nuôi dạy con phát triển toàn diện.
Theo thuyết Trí thông minh đa diện, con người khi sinh ra có thể sở hữu một hoặc nhiều loại hình trí thông minh khác nhau. Đó là trí thông minh ngôn ngữ, logic-toán học, không gian-thị giác, âm nhạc-nhịp điệu-tiết tấu, vận động cơ thể, tương tác-xã hội, nhận thức bản thân và trí thông minh tự nhiên. Thuyết này đã được phổ biến và công nhận rộng rãi tại 128 quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, PGS.TS.NGND Kỳ Anh và Viện IPD đang nghiên cứu để phổ biến thuyết này tới đông đảo các bậc cha mẹ.
Theo Gia đình và xã hội
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua