Giải mã lý do trẻ khóc đêm thường xuyên
1. Trẻ khóc đêm vì đói
Trẻ sơ sinh bú rất nhiều nhưng cũng rất nhanh đói, đặc biệt đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Thông thường mỗi cữ bú sẽ cách nhau khoảng 2 giờ nhưng đôi khi bé sẽ thấy đói sớm hơn và bắt đầu khóc. Vì vậy, trước khi đi ngủ mẹ cần cho trẻ bú no và canh chừng đến giờ nên thức dậy cho bé bú tiếp, tránh tình trạng để mỗi cữ bú cách nhau quá lâu. Việc làm này không chỉ khiến trẻ khóc đêm mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
2. Khó chịu khi bị ẩm ướt
Giống như người lớn bé sẽ thấy khó chịu và bứt rứt khi chỗ nằm của mình bị ẩm ướt, ngoài ra trẻ còn có thể bị nhiễm lạnh. Vì vậy, mẹ cần thường xuyên kiểm tra đảm bảo nơi bé nằm phải sạch sẽ, khô thoáng và thoải mái.
3. Cần sự yêu thương của mẹ hơn
Mẹ có biết ngay cả trẻ sơ sinh cũng có những nhu cầu về tình cảm một cách rất đặc biệt. Có khi bé đang ngủ nhưng lại khóc thét lên vì muốn được mẹ ôm ấp vỗ về, muốn được nhìn thấy khuôn mặt, nghe được giọng nói và nhịp đập con tim của mẹ. Mỗi tối khi cho bé ngủ mẹ hãy nằm bên cạnh để bé có giấc ngủ ngon hơn mẹ nhé!
4. Môi trường quá nóng hoặc quá lạnh
Điều kiện môi trường có tác động rất lớn đến giấc ngủ của trẻ, khi trẻ bị lạnh hoặc bị nóng trẻ cũng sẽ khóc vì vậy mẹ cần tạo cho bé không gian thoải mái. Có một điều mẹ cần lưu ý có thể trẻ sơ sinh thích nơi ấm áp, thích được quấn chăn nhưng không có nghĩa là mẹ cho bé nằm ở nơi quá kín, mặc cho bé quá nhiều quần áo cũng như quấn chăn thật chặt… Điều này không làm bé ngủ ngon hơn mà ngược lại càng khiến bé khó chịu, bực bội và quấy khóc. Cái gì cũng vậy, vừa đủ là tốt không nên quá lạm dụng mẹ nhé!
5. Tâm lý không ổn định
Môi trường trong tử cung của mẹ luôn mang đến cho bé sự ấm áp, che chở vì vậy sau khi chào đời bé sẽ cảm thấy rất “bỡ ngỡ” với thế giới xung quanh. Điều này đôi khi làm trẻ hoảng loạn và hay khóc đêm, nhất là những tuần đầu sau sinh. Mẹ hãy tạo điều kiện cho bé thích nghi dần dần bằng cách quấn quanh người bé bằng một chiếc chăn mỏng. Đây là một phương thức rất hiệu quả và được áp dụng rộng rãi, nó giúp bé dễ ngủ hơn, thấy an toàn hơn.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày đôi khi vì bé không ngoan, không nghe lời nên hay bị dọa nạt khiến cho thần kinh căng thẳng, không ổn định. Theo đó, khi ngủ trẻ sẽ thường hay giật mình, gặp ác mộng và bắt đầu khóc. Do đó, ba mẹ hãy giúp bé thư giãn, thoải mái trước khi ngủ để bé có giấc ngủ sâu và ngon.
Vì quá bận bịu với công việc nên ba mẹ buộc phải gởi con cho người khác trông, cho bé đi nhà trẻ, mẫu giáo. Lúc này trẻ xa mẹ, tiếp xúc với người lạ, chưa kịp thích nghi với môi trường hoàn toàn mới nên khiến trẻ sợ, lo lắng, sợ bị mẹ bỏ rơi…Đây cũng là nguyên nhân làm trẻ khóc đêm.
6. Trẻ khóc đêm vì bị đau bụng
Mặc dù đã dùng tất cả mọi cách nhưng mẹ vẫn không thể nào làm dịu đi cơn khóc của trẻ thì lúc này mẹ nên nghĩ đến việc con đang bị những cơn đau bụng “hành hạ”. Chứng đau bụng ở trẻ thường bắt đầu vài tuần sau sinh cho đến khi được 3 tháng tuổi và bắt đầu giảm dần khi trẻ lớn hơn.
Nhằm cải thiện được tình trạng này mẹ cần biết đúng nguyên nhân làm trẻ bị đau bụng. Chẳng hạn, trong khẩu phần ăn mẹ hãy cắt giảm một số thực phẩm có thể gây dị ứng rồi bắt đầu quan sát sau khi cho bé bú. Trẻ sơ sinh cũng cần được ợ hơi để làm thoát không khí trong khoang bụng ra ngoài, mẹ giúp bé bằng cách bồng bé thẳng đứng dậy. Hoặc dùng ngón tay massage nhẹ nhàng vòng quanh vùng rốn để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
7. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ
Đây là một vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ thường có xu hướng ngủ không thẳng giấc, hay thức giấc, khóc đêm…Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ như stress, căng thẳng, bị tác động về mặt tinh thần, cơ thể thiếu chất, mắc bệnh…Để điều trị dứt điểm cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
|
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua