Giáo viên "ác" được hình thành từ chính sự yếu đuối của cha mẹ?
Những ngày vừa qua, liên tiếp đọc thông tin về những sự việc học sinh bị cô giáo phạt uống nước giặt giẻ lau bảng, cô giáo lên lớp suốt 3 tháng giảng bài trong im lặng... bản thân tôi cảm thấy vô cùng đau lòng.
Không chỉ là sự giận dữ dành cho cô giáo, tôi buộc cũng phải dành một sự bất bình cho chính những bậc phụ huynh. Chung quy nghĩ lại, việc trẻ vẫn còn bị gánh chịu bạo lực học đường, cũng bởi vì phụ huynh chúng ta đã quá sợ hãi trước cái xấu mà không dám đấu tranh.
Cháu P.A học sinh lớp 3A5 Trường Tiểu học An Đồng (huyện An Dương, Hải Phòng) đã bị cô giáo chủ nhiệm yêu cầu uống cốc nước được vắt từ giẻ lau bảng. Sự việc khiến các bậc phụ huynh bức xúc.
Tôi xin kể một câu chuyện thế này: Nếu ai đã từng đọc cuốn sách nổi tiếng "Mẹ tốt hơn thầy tốt",hẳn đã biết đến tác giả Doãn Kiến Lợi.
Một lần, Doãn Kiến Lợi nhận được thư của một vị phụ huynh phản ánh về trường hợp có một giáo viên đánh con cô ấy. Thậm chí giáo viên này còn bắt 10 học sinh lớp 2 đứng hàng ngang tự đánh vào đầu. Vị phụ huynh lo lắng, nếu kiện giáo viên này vì hành vi đánh con mình thì khi giáo viên xin lỗi xong, liệu con có bị “trù úm”.
Đây là toàn bộ bức thư hồi đáp của Doãn Kiến Lợi về cách giải quyết sự việc, đồng thời cũng là quan điểm của tôi.
Chị kính mến,
Đối với một đứa trẻ lớp 2, những hành vi không nhân văn của người giáo viên sẽ gây tổn thương sâu sắc. Có thể không để lại nỗi đau về thể xác nhưng nó sẽ trở thành một nỗi ám ảnh lớn trong tâm trí của các em.
Một người thực sự trưởng thành và có nhận thức, sau khi suy nghĩ và trăn trở về những sai lầm mà họ đã mắc phải, họ thật tâm muốn sửa chữa những sai lầm đó một cách chủ động và theo chiều hướng tích cực.
Còn đối với người thầy giáo kia, khi anh ta nói với phụ huynh học sinh là : “Sẽ thay đổi phương pháp giáo dục của mình”, không ai biết được rằng câu nói này xuất phát từ nỗi sợ hãi và muốn lấp liếm đi hành vi sai trái của bản thân hay thật tâm anh ta đã nhận ra được lỗi lầm của mình và muốn sửa chữa những sai lầm đó?
Đối với một người thầy giáo có thói quen bạo hành học sinh, thì buộc phải dùng sức ép từ bên ngoài tác động vào để “buộc” anh ta phải thay đổi suy nghĩ và hành vi của mình.
Chính vì có quá nhiều phụ huynh nhẫn nhịn anh ta hết lần này đền lần khác mới khiến con em mình phải gánh những hậu quả không đáng có từ người thầy giáo ưa bạo hành. Nhiều người có lẽ “ngại va chạm”, họ lo lắng nếu tỏ thái độ bất mãn với thầy giáo thì con mình sẽ bị “trù úm” và phải chịu nhiều sự hành hạ không đáng có nữa.
Nỗi lo này không của riêng ai. Nhưng chúng ta đều phải nghĩ đến việc nếu chúng ta “nhượng bộ” cho thầy giáo kia thì vô tình chúng ta đã cổ vũ đã những hành vi sai trái tiếp tục tiếp diễn.
Bây giờ nếu các bậc phụ huynh tiếp tục nhẫn nhịn thì không những con em của các vị mà cả các em học sinh của những khóa tiếp sau nữa sẽ phải gánh chịu những hậu quả không đáng có của hành vi bạo lực học đường.
Internet là một phương tiện hữu dụng để các bậc phụ huynh kết nối một cách dễ dàng, vì vậy tôi nghĩ các bạn có thể kêu gọi tiếng nói của những phụ huynh có cùng quan điểm thông qua internet, hợp thành một sức mạnh tập thể và tiếng nói chung để phản ánh với các cấp có thẩm quyền xử lý, yêu cầu giáo viên công khai xin lỗi học sinh và cam kết về việc không tái diễn những hành vi sai trái trước phụ huynh học sinh và lãnh đạo nhà trường.
Nếu sức ép từ nhà trường chưa đủ mạnh chúng ta tiếp tục phản ảnh lên Sở Giáo dục, Bộ Giáo dục và kêu gọi sức mạnh của truyền thông.
Điều chúng ta phải luôn ghi nhớ đó là, dùng tiếng nói của tập thể để phản ánh một sự việc nào đó không phải với mục đích tranh cãi hơn thua, thiệt hơn, cũng không phải dựa vào sức mạnh của tập thể để đe dọa cá nhân. Mục đích chính của việc phát huy sức mạnh tập thể đó là nêu ra vấn đề cần được giải quyết, giải quyết được vấn đề, xa hơn nữa chính là cải thiện mối quan hệ giữa thầy và trò trở nên tốt đẹp hơn.
Mỗi chúng ta từ khi sinh ra, lớn lên và đến lúc trở thành những người cha, người mẹ, không ai dạy cho chúng ta phải làm thế nào để trở thành những ông bố, bà mẹ tốt.
“Nghề giáo” cũng như vậy, những kiến thức trên giảng đường luôn là không đủ. Trong quá trình làm việc phải không ngừng học hỏi, bản thân phải luôn trăn trở, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong thực tế giảng dạy, có như vậy mới nâng cao năng lực của bản thân, nâng cao chất lượng đào tạo.
Dù kết quả tranh đấu cuối cùng có ra sao, ít nhất bạn cũng để con bạn hiểu ra rằng: “Lòng tự trọng của con người là thứ bất khả xâm phạm, không ai có quyền làm tổn thương người khác, dẫu người đó là thầy giáo hay giáo viên chủ nhiệm cũng đều phải tôn trọng lẫn nhau, bạn biết tôn trọng người khác thì bạn cũng sẽ được người khác tôn trọng.”
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Mai Linh)
Theo Khám phá
- Chuyển trường cho học sinh phản ánh giáo viên 'quyền lực' là sự thất bại trong giáo dục?
- Phụ huynh phẫn nộ đề nghị cho ra khỏi ngành nữ giáo viên bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng
- Nữ giáo viên thực tập bị đánh nhập viện: Trẻ tím chân do chơi đu quay
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua