Hà Nội: Xử lý nghiêm nếu phát hiện có tiêu cực trong phòng, chống sốt xuất huyết
Trong bài viết, phóng viên đã phản ánh những bất cập trong công tác phun hóa chất phòng, chống sốt xuất huyết ngày 19/9, tại tổ dân cư 5D, ngõ 402 Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) như: Cán bộ y tế tổ chức phun thuốc diệt muỗi không đúng theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phun qua loa, nhiều nhà chỉ phun ở tầng 1, phun thuốc theo "chỉ đạo" của người dân...
Tổ dân phố 5D, ngõ 402 Bạch Mai có 87 hộ dân. Từ đầu năm đến nay, tổ dân phố này ghi nhận 18 ca mắc sốt xuất huyết.
Nhiều hộ gia đình đi vắng, đội phòng dịch phải chĩa vòi qua cửa cổng để phun vào sân. Ảnh: Lê Phú
Trước thông tin mà báo Tin Tức phản ánh, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng khẩn trương kiểm tra, khắc phục nếu thực tế có tình trạng thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết.
Đề cập về vấn đề này, đại diện Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng cho biết: Ngày 14/8/2017, phường Bạch Mai đã triển khai phun hóa chất xử lý ổ bệnh tại ngõ 402 Bạch Mai. Mặc dù đã được cán bộ địa bàn tuyên truyền và thông báo nhưng vẫn có những gia đình khóa cửa đi vắng nên lực lượng chức năng không tiến hành phun thuốc được.
Ngày 31/8, phường Bạch Mai triển khai phun hóa chất xử lý ổ bệnh tại ngõ 392. Đến ngày 10/9, phường Bạch Mai tổ chức phun hóa chất diện rộng vòng 1 trên toàn địa bàn phường; tiếp đến vào ngày 19/9, phường Bạch Mai triển khai phun hóa chất diện rộng vòng 2 toàn địa bàn.
Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Vân Anh cho biết: Được sự hướng dẫn của chủ nhà, lực lượng chức năng đã tiến hành phun hóa chất diệt muỗi hết các tầng nhà, ngoại cảnh và khu vực lân cận. Đợt phun thuốc vòng 2 tại phường Bạch Mai có đoàn giám sát của Bộ Y tế và Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội. Các đoàn kiểm tra đánh giá việc phun hóa chất thực hiện theo đúng quy định.
Mỗi máy phun gồm hai công nhân phụ trách, thay phiên nhau 30 phút/lần, một cán bộ kỹ thuật, cán bộ y tế và tổ trưởng tổ dân phố dẫn đường. Việc phun hóa chất được thực hiện theo đúng quy trình, tức là phun thuốc lần lượt từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, phun hết các tầng nhà và khu vực ngoại cảnh.
Các khu vực xung quanh ổ dịch vẫn còn những vật dụng bỏ không là nơi chứa nước mưa dế trở thành nơi sinh sôi của muỗi. Ảnh: Lê Phú
Để chủ động phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn, bà Nguyễn Thị Toại, Tổ trưởng tổ dân phố 5D ngõ 402 Bạch Mai cho biết: Tại tổ dân phố 5D, hai đội xung kích hoạt động tích cực 2 lần/tuần vào thứ 4 và thứ 7 hàng tuần.
Đội xung kích đã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tổng vệ sinh trong nhà, ngoài ngõ, lật úp các dụng cụ chứa nước không cần thiết để triệt tiêu sự sinh sản của muỗi theo đúng phương châm chỉ đạo của UBND phường và cấp ủy địa bàn dân cư là “gõ từng nhà, rà từng hộ”, kịp thời phát hiện và khoanh vùng, xử lý ổ bệnh.
Qua 3 lần phun hóa chất từ ngày 14/8-19/9 trên địa bàn, trong đó một lần dập ổ bệnh và hai lần phun diện rộng, các hộ dân tham gia đạt 85 – 90%. Đối với một số nhà khóa cửa đi vắng, lực lượng chức năng chỉ phun khu vực xung quanh nhà. “Hiện nay, tổ dân phố không còn trường hợp nào bị sốt xuất huyết.
Để duy trì và ngăn chặn sốt xuất huyết quay trở lại địa bàn, tổ dân phố tiếp tục tuyên truyền cho người dân, cán bộ không chủ quan, tích cực kiểm tra và diệt bọ gậy, thường xuyên vệ sinh môi trường, nhất là khi thời tiết thất thường như hiện nay", bà Nguyễn Thị Toại cho biết.
Trước phản ánh về việc có nơi cán bộ còn còn chủ quan, chưa làm hết trách nhiệm trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết hoặc còn nhiều phường phun thuốc diệt muỗi không triệt để…, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết: Hiện nay, việc phun hóa chất diệt muỗi trên địa bàn thành phố được triển khai đồng bộ và quyết liệt.
Số hộ được phun trên tổng số hộ cần phun hóa chất, trung bình đạt khoảng 85 - 90%. Tuy nhiên, tại một số nơi, việc phun hóa chất diệt muỗi chưa được triệt để, lý do người dân không đồng ý cho phun hoặc đi vắng, thậm chí chỉ cho phun thuốc tại tầng 1. Thậm chí có dư luận cho rằng người dân phải bồi dưỡng mới được phun triệt để các tầng của nhà.
Trước thực trạng trên, thành phố đã yêu cầu các đơn vị trước khi phun thuốc phải có kế hoạch cụ thể về địa bàn, quy mô, thời gian, nhân lực… thông báo, tuyên truyền rộng rãi đến người dân để phối hợp với cơ quan chức năng nhằm nâng cao tỷ lệ hộ gia đình được phun thuốc diệt muỗi.
Thành phố đề nghị người dân phản ánh ngay nếu phát hiện các biểu hiện tiêu cực của cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết với chính quyền, công an xã, phường để xử lý nghiêm theo quy định; đồng thời yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn xác minh các thông tin để kịp thời xử lý nếu phát hiện vi phạm.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Đỉnh dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội sẽ kéo dài đến tháng 11
- Hà Nội: Dịch sốt xuất huyết đã giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp
- Vì sao Hà Nội vẫn chưa kiểm soát được dịch sốt xuất huyết?
- Sai lầm khi phòng chống sốt xuất huyết người dân hay mắc phải
- Dịch sốt xuất huyết có xu hướng chững lại nhưng vẫn ở mức cao
- Hà Nội khống chế được trên 1.400 ổ bệnh sốt xuất huyết
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua