Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, trẻ em là một trong những đối tượng phổ biến mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Chính vì vậy các bậc cha mẹ cần chú ý để có thể phân biệt hiện tượng nôn trớ bình thường và bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Mẹ Trần Lê đã chia sẻ: “Bé nhà mình từ 7 tháng tuổi hay bị nôn trớ sau khi ăn hoặc bú .Đi khám bác sĩ nói bi trào ngược thực quản nhưng nay bé được3 tuổi mà khi ăn vẫn bị nôn trớ rất biếng ăn chỉ ăn được thức ăn mền có nước. Gia đình cực kì lo lắng!”.
Cùng chung niềm lo lắng mẹ Nghé cũng tâm sự: “Bé Nghé nhà em đã được 19 tháng tuổi mà vẫn hay bị trào ngược quá, hầu như ngày nào cũng bị một lần (cả sữa và cháo), có khi đi ngủ một lúc lại dậy ho rồi nôn. Có mẹ nào có kinh nghiệm chỉ bảo giúp em với”.
Một mẹ có nickname là Rồng Con cũng chia sẻ: “ Bé nhà em khi còn ẳm trên tay thì bị ọc sữa liên tục, trào ra mũi, miệng nhìn tội lắm. Lớn tí, được 2 - 3 tuổi thì ăn vào cứ tí là bị ói trở ra. Xót con quá mà chẳng biết làm sao, đi nhiều bác sĩ, uống nhiều thuốc lắm rồi nhưng chẳng ăn thua.Bác sĩ bảo cứ nuôi đến 5 - 6 tuổi tự nhiên bé sẽ hết vì khi đó cơ quan tiêu hóa sẽ phát triển hoàn chỉnh, miễn sao cứ cho bé chơi, vận động, uống nước chanh cam sau bữa ăn là sẽ giúp bé mau tiêu hóa. Nay bé em được 5 tuổi, chịu uống nước chanh nên dần dần hết bị ói rồi, nhưng ăn cũng vẫn bị.”
Trào ngược dạ dày ở trẻ em xảy ra khi thức ăn đi ngược với con đường tự nhiên, thay vì đi từ trên xuống thì thức ăn lại đi ngược từ dạ dày lên thực quản.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ dễ bị mắc bệnh trào ngược dạ dày.
Dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, giai đoạn này dày của trẻ nằm ngang và cao hơn so với dạ dày của người lớn. Bên cạnh đó, các cơ thắt ở hai đầu dạ dày vốn chỉ mở ra khi có thức ăn đi qua và đóng kín lại khi dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn lại hoạt động chưa ổn định. Nên đôi lúc lẽ ra phải đóng kín thì nó lại hở ra khiến thức ăn trào ra và đi ngược lên trên.
Thức ăn của trẻ lỏng dễ dàng lọt ra ngoài khi chỉ xuất hiện một khe hở nhỏ.
Cho trẻ bú sai tư thế. Hầu hết các bé đều nằm khi bú đặc biệt là khi bú đêm hay bú sữa bình. Ở tư thế này dạ dày như một cốc sữa bị đặt nằm ngang khiến cho sữa dễ trào ra ngoài.
Bên cạnh đó, trào ngược còn có thể do những bệnh lý khác ảnh hưởng đến chức co bóp hay tiêu hóa của dạ dày ruột như viêm dạ dày, bại não, nhiễm trùng toàn thân..
[mecloud]st8VCri57b[/mecloud]
5 nguyên tắc chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Chia khẩu phần thành nhiều bữa nhỏ và nên cho trẻ ăn đặc hơn bình thường để không bị trào.
- Tránh môi trường có khói thuốc lá, không cho trẻ dùng những thức ăn có chất kích thích như chocolate, nước trà, cà phê. Cho trẻ ăn đồ dễ tiêu để hạn chế tình trạng đầy hơi.
- Khi ngủ, đặt trẻ nằm ở tư thế đầu ngửa cao, đầu - ngực - cổ thẳng trục.
- Cho trẻ đi lại nhiều hơn nằm vì tư thế nằm dễ gây trào ngược. Mặt khác, ở trẻ nằm nhiều, trương lực cơ toàn thân, trong đó có cơ vòng thực quản, sẽ yếu hơn những trẻ khác, dễ dẫn đến trào ngược.
- Khi trẻ trào ngược có biểu hiện tím tái, ngưng thở, cần kích thích thở bằng cách vuốt nhẹ lưng và xoa lòng bàn chân. Nếu trẻ sặc sữa, phải vỗ lưng và cho nằm nghiêng để sữa trào ra. Ngay sau khi sơ cứu, cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
NHƯ Ý
Nguồn: Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua