Dòng sự kiện:

Hốt hoảng phát hiện con bị bệnh bắt nguồn từ… thực phẩm

21:14 07/12/2015
Đôi khi bạn đừng tìm hiểu nguyên nhân sâu xa gì gây bệnh cho con mà nên kiểm tra lại nguồn thực phẩm mà bạn cho con ăn hàng ngày.

 

 

 

[mecloud]yxPQVyYE62[/mecloud]

Bệnh tự kỷ đến từ thức ăn giàu tính acid

Các loại thực phẩm giàu tính acid (thịt chua, trứng, đường … ) rất bổ dưỡng nhưng nếu bé ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể , làm cho mạch máu cũng có tính acid; tác động đến sự phát triển của não bộ cũng như quá trình trao đổi và hấp thu canxi, kali, magie … gây ảnh hưởng xấu đến tâm trạng, khiến bé dễ mắc bệnh tự kỷ.

Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày, mẹ nên giảm tỉ lệ các loại thực phẩm nhiều protein, chất béo, đường, tăng cường các loại thực phẩm có tính kiềm như rau quả, trái cây giúp trung hòa nồng độ acid trong máu.

Trẻ mắc béo phì do nước uống, đồ ăn quá ngọt

Nước ngọt có ga, nước tăng lực và các loại đồ ăn vặt nhiều dầu, đường chính là những thực phẩm khiến trẻ nhỏ “mê tít” nhưng lại khiến bé mắc béo phì.

Nếu dùng nhiều những thực phẩm này, sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất, có nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, cao huyết áp...

Bệnh đường ruột từ thức ăn lạnh

Khi ăn quá nhiều thức ăn lạnh dễ dẫn đến co thắt ruột, từ đó dẫn đến bệnh lồng ruột và tắc nghẽn đường ruột, có thể gây nguy hại đến tính mạng bé.

Vì thế, mẹ hãy hạn chế cho bé (đặc biệt bé dưới 2 tuổi) dùng thức ăn hay nước uống lạnh. Những loại thức ăn nhanh như xúc xích hay sữa để trong tủ lạnh nên chế biến qua lò vi sóng trước khi cho bé sử dụng.

Giảm chiều cao từ cà phê và trà

Trong cà phê và trà có chứa nhiều caffeine là tác nhân gây ra những trở ngại trong quá trình hình thành xương ở bé. Bé tuy không uống cà phê nhưng sử dụng các loại thực phẩm được làm từ cà phê như bánh, kẹo cũng có tác dụng tương tự.

Cũng chính vì điều đó, mẹ hãy tuyệt đối hoặc hạn chế ít nhất có thể sự “tiếp xúc” của bé với thực phẩm từ cà phê và trà nhé.

Bé dậy thì sớm vì phần thịt đầu, cổ gia cầm

Hiện nay, nhiều loại gia cầm đều có chứa hormone tăng trưởng rất mạnh. Các hormone này thường tập trung nhiều ở tuyến nội tiết ở phần đầu và cổ gia cầm. Do vậy, nếu thường xuyên cho trẻ ăn cổ, đầu gà, vịt, ngan, ngỗng cũng là một cách gián tiếp khiến trẻ bị dậy thì sớm.

Tật cận thị đến từ các loại bột

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu bé ăn quá nhiều các thực phẩm từ bột (bột gạo, bột mì) trong thời gian dài dẫn đến sự thiếu hụt vitamin B, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thần kinh. Hơn nữa, các loại bột khi qua chế biến bị mất đến 80% lượng chrome có trong gạo, lúa mì khiến cơ thể bé dần mất đi lượng chrome cần thiết, gây tác động xấu đến thị lực và khiến bé có nguy cơ cận thị cao.

Bệnh tè dầm đến từ chocolate


Chocolate được chứng minh rằng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (bảo vệ tim, chống ung thư, giảm cân… ). Tuy nhiên, chocolate lại là tác nhân làm bé tè dầm mỗi đêm.

Việc hấp thụ quá nhiều chocolate làm bàng quang mở rộng, thô ráp và các hoạt động co bóp ngừng hoạt động khiến bé tè dầm. Một phần nữa do chocolate gây ra giấc ngủ quá sâu làm cho bé dù có “buồn tè” đến đâu cũng khó có thể thức dậy.

Thế nên, mẹ hãy hạn chế bé ăn chocolate trước khi ngủ nhé.

Trẻ kém thông minh vì bắp rang bơ

Bắp rang bơ là món ăn được nhiều người yêu thích, tuy nhiên ăn quá nhiều chất này, con người dễ bị nhiễm độc chì. Hàm lượng chì trong bắp rang bơ chiếm tới 10 mg/500 g. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

 Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Xem thêm clip: [mecloud]NxJiE0DvQI[/mecloud]