Hướng dẫn 4 bước để trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
Cảm lạnh, cúm, dị ứng hoặc môi trường khô có thể gây ra nghẹt mũi ở trẻ nhỏ. Ở trẻ khỏe mạnh, chất nhầy giúp giữ ẩm và làm sạch mũi, nhưng khi trẻ ốm hoặc tiếp xúc với chất gây dị ứng, chất nhờn sẽ sản sinh nhiều hơn như một phản ứng lại chất kích thích và chống nhiễm trùng, do đó dẫn đến ngạt mũi.
Cách loại bỏ chất nhầy
1. Sử dụng ống hút mũi để loại bỏ chất nhầy
Vì hầu hết trẻ không thể tự xì mũi, bởi vậy chúng cần được hỗ trợ để loại bỏ chất nhầy giảm nghẹt mũi.
Hãy để trẻ nằm trên đùi bạn để dễ dàng tiếp cận với mũi và dễ dàng giữ bé hơn. Bóp bầu ống và đưa vào mũi trẻ, nhẹ nhàng bóp và thả lỏng bầu hút để lấy chất nhầy. Nhớ vệ sinh bầu hút sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.
Bạn cũng có thể dùng các loại máy hút mũi để làm sạch mũi cho bé.
2. Rửa mũi bằng dung dịch muối loãng
Nước muối loãng là dung dịch an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để giúp giảm nghẹt mũi. Bạn có thể mua dung dịch muối sẵn hoặc trộn ¼ muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm.
Sử dụng khoảng 2-3 giọt dung dịch nhỏ vào lỗ mũi và chờ khoảng 1-2 phút để dung dịch chảy qua đường mũi. Hãy luôn chuẩn bị sẵn khăn bởi bé có thể hắt hơi hoặc ho ra đờm.
3. Sử dụng hơi nước để giúp giảm nghẹt mũi
Hơi ấm có thể giúp phá vỡ sự tắc nghẽn, làm lỏng dịch mũi. Hãy đưa bé vào phòng tắm và đóng cửa lại, sử dụng vòi hoa sen để tạo ra hơi nước và ngồi trong phòng tắm 10-20 phút.
Cải thiện môi trường sống
1. Loại bỏ các chất kích thích có trong môi trường sống
Các chất kích thích bao gồm: khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật. Hãy yêu cầu những người hút thuốc trong gia đình bỏ thuốc, hoặc có một nơi hút thuốc riêng bên ngoài căn nhà. Nếu hút thuốc bên ngoài, hãy thay quần áo ngay khi trở về nhà.
2. Thường xuyên thay bộ lọc điều hòa hoặc lò sưởi
Các nhà sản xuất bộ lọc không khí khuyên bạn nên thay mới 30-60 ngày một lần, có thể thường xuyên hơn nếu bạn có vật nuôi hoặc có thành viên trong gia đình bị dị ứng.
3. Cẩn thận với phấn hoa
Trẻ bị dị ứng hoặc nhạy cảm với phấn hoa cũng có thể gây ra nghẹt mũi.
4. Rửa tay thường xuyên
Rửa tay thường xuyên sẽ giúp trẻ loại bỏ các vi trùng bám trên tay, giảm nguy cơ bệnh nặng hơn.
Ăn uống đầy đủ
1. Hãy đảm bảo bé uống đủ nước, bởi uống nước đủ sẽ giúp cho các chất nhầy không bị khô cứng, dễ lưu thông.
2. Trái cây và rau quả giàu vitamin như táo, cam quýt, rau màu xanh đậm là những loại thực phẩm tuyệt vời giúp tăng cường hệ miễn dịch.
3. Súp gà là món ăn cực hữu ích giúp bé thoát khỏi cảm lạnh. Nó không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn cung cấp điện giải và vitamin làm giảm chất nhầy.
Hỗ trợ giấc ngủ cho bé
1. Hãy đảm bảo rằng con bạn ngủ đủ giấc. Khi mệt, bé có thể ngủ nhiều hơn bình thường, đó là cách cơ thể bé tự phục hồi. Bởi vậy hãy tạo điều kiện cho trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường cả đêm lẫn ngày.
2. Nâng cao đầu cho bé khi ngủ
Đầu được đặt ở vị trí cao hơn sẽ giúp bé dễ thở hơn và tránh nghẹt mũi.
3. Đặt máy phun sương trong phòng bé vào ban đêm. Máy tạo độ ẩm sẽ làm ẩm không khí, giúp bé dễ thở và ngủ ngon hơn. Lưu ý rửa sạch máy hàng ngày với nước nóng và dung dịch tẩy rửa loãng.
Lưu ý:
Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm bên ngoài lỗ mũi bé để giảm hiện tượng nứt, khô, ngứa da.
Không dùng chung các dụng cụ rửa mũi cho bé bởi có thể truyền vi trùng từ trẻ này qua trẻ khác.
Nếu phát hiện các triệu chứng như chất nhầy màu xanh lá cây hoặc vàng, khó thở hoặc thở nhanh, sốt cao, khó ăn thì hãy tìm đến bác sĩ ngay lập tức.
Theo Emdep
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua