Hướng dẫn mẹ cách thay bỉm để con không bị hăm da mà lại tiết kiệm
1. Thời điểm nên thay bỉm cho bé
Có nhiều mẹ cứ chờ tã giấy ướt sũng rồi mới thay cho bé, điều này rất là không tốt. Bởi vì môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn phát sinh, gây hại cho làn da của bé.
Trong những tháng đầu tiên sau sinh, cứ khoảng 2-3 giờ bạn nên thay bỉm cho bé. Nếu như bé đại tiện thì cần phải thay ngay tức khắc. Trong tháng đầu tiên, bạn nên dùng tã giấy, từ tháng thứ 2 trở đi thì mới bắt đầu dùng bỉm.
Tiêu chuẩn chọn bỉm cho bé dựa vào: lứa tuổi, kích cỡ. Vì vậy, khi mua bỉm hay tã giấy, bạn cần lưu ý đến cân nặng của bé để mua loại có kích cỡ phù hợp.
Để tiết kiệm thời gian hoặc phòng trường hợp bận rộn, không thể đi mua sắm, bạn có thể mua số lượng lớn để dự trữ trong nhà.
2. Vệ sinh vùng kín cho bé khi thay bỉm
Nếu bé đi đại tiện, hãy dùng giấy vệ sinh loại thật mềm để lau sạch phần bên ngoài, sau đó dùng nước ấm và sữa tắm bé để vệ sinh. Dùng khăn khô thấm sạch nước cho bé.
Bạn có thể phòng ngừa hăm da cho bé bằng cách giữ cho vùng mặc tã thật khô ráo, sạch sẽ hoặc có thể dùng phấn rôm để thoa chống hăm da.
Cần thay tã, bỉm cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện. Khi thay tã cần lau sạch vùng bẹn, mông của trẻ bằng nước ấm, sau đó để cho da trẻ khô hẳn rồi mới mặc tã mới vào.
3. Đóng bỉm đúng cách cho bé
Với các mẹ lần đầu đóng bỉm cho con thì việc lóng ngóng và đóng sai cách là hoàn toàn có thể xảy ra. Các mẹ nên nhớ, với bé trai và gái thì có cách đóng bỉm khác nhau.
Khi đóng bỉm cho các bé trai, bạn phải chú ý đến vùng kín của con. Hãy để bộ phận sinh dục của con chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài. Hơn nữa, các bé trai thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi đóng, bạn nên đặt miếng tã sao cho phía trước dài hơn một chút.
Với các bé gái, khi đi tiểu thường ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên khi đóng, bạn cần đặt miếng tã dịch về phía sau một chút để hạn chế việc bị tràn nước tiểu ra ngoài.
4. Không cho bé mặc bỉm cả ngày
Có nhiều bà mẹ sẵn sàng cho con mặc bỉm 24/24 vì nghĩ rằng sẽ rất tiện lợi và giúp con thoải mái khi hoạt động.
Điều này rất không tốt vì bỉm để lâu có thể khiến trẻ cảm thấy bức bối, khó chịu và dễ bị hăm da.
Cho trẻ dùng bỉm cả ngày trong thời gian dài sẽ tạo cho trẻ một thói quen xấu là cứ đi tiểu và đại tiện tự động trong bỉm. Nếu vấn đề này kéo dài dần dần trẻ sẽ mất phản xạ báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói.Và từ đó, trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát hoặc hay bị tè dầm khi lớn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cười vỡ bụng với ông bố khi lần đầu thay bỉm cho con
- Đau lòng bé sơ sinh chết thảm sau khi được bố thay bỉm
- Clip: Nỗi khổ "khó tả" của ông bố lần đầu thay bỉm cho con
- Những nỗi khổ chỉ các bà mẹ mới hiểu khi thay bỉm cho con
- Ông chủ Facebook thay bỉm cho con chỉ trong 20 giây
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua