Hướng dẫn sử dụng miếng dán tránh thai an toàn và hiệu quả
Sử dụng miếng dán tránh thai có an toàn không?
Miếng dán tránh thai là một miếng mỏng, màu be được dán trực tiếp vào lưng, bụng, mông hoặc bắp tay. Trong miếng dán có chứa hai hormone tổng hợp là: Progestin (norelgestromin) và estrogen (ethinyl estradiol), tương tự với hormon được cơ thể sản sinh tự nhiên.
Mặc dù miếng dán tránh thai là biện pháp tránh thai đơn giản, dễ sử dụng nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Với kích thước nhỏ gọn, chỉ cần dễ dàng dán lên da là chị em đã có thể yên tâm trong những "cuộc vui". Tuy nhiên, cũng như bất kì nào, dùng miếng dán tránh thai cũng có tính 2 mặt và chỉ thực sự hiệu quả khi bạn hiểu đúng về nó.
Nếu miếng dán được sử dụng đúng cách có công dụng tránh thai hơn 95% – 99%. Trong trường hợp chậm hoặc quên dán một tuần, bóc miếng dán quá sớm sẽ làm giảm hiệu quả của miếng dán.
Dùng miếng dán tránh thai có thể gặp một số tác dụng phụ. (Ảnh minh họa)
Kích ứng nhẹ da ở vùng dán, đau đầu, cương vú, ra máu âm đạo bất thường, tăng cân nhẹ, buồn nôn và nôn, chướng bụng là những tác dụng phụ có thể gặp khi bạn sử dụng miếng dán tránh thai.
Hướng dẫn sử dụng miếng dán tránh thai
Sử dụng miếng dán tránh thai theo chu kì kinh nguyệt. Dùng sau khi hết kinh 1 ngày, dán miếng dán lên da và để trong vòng 1 tuần. Cũng vào ngày đó của tuần tiếp theo, bóc miếng dán cũ và thay bằng miếng dán mới. Miếng dán mới có thể dán ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể. Trong tuần thứ 4 không dán miếng dán mới và kinh nguyệt xảy ra. Tuần tiếp theo bạn lặp lại quy trình.
Đối với lần đầu tiên sử dụng miếng dán tránh thai, cần dùng thêm một biện pháp tránh thai khác trong vòng 1 tuần để tránh thai ngoài ý muốn. Nếu miếng dán kế tiếp được dán đúng lúc, bạn không cần sử dụng thêm bất kì phương pháp tránh thai nào khác nữa.
Trong quá trình sử dụng miếng dán, tuyệt đối không được thay đổi vị trí, bóc miếng dán ra khỏi da, vì có thể làm cho miếng dán bị rơi. Tuyệt đối không được dùng băng dính để giữ miếng dán, không được cắt hoặc sửa lại kích thước và hình dạng của miếng dán. Vì có thể làm thay đổi hormone phân phối vào cơ thể.
Nếu miếng dán bị rơi và được dán lại trong vòng 24h thì hiệu quả tránh thai của miếng dán vẫn được duy trì tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu quá 24h, các bạn nên áp dụng phương pháp tránh thai khác cho tới khi miếng dán đã ở nguyên chỗ trong vòng 1 tuần.
Theo Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua