Dòng sự kiện:

Khi thai máy mẹ nên làm gì?

17:05 02/02/2016
Theo dõi những cử động qua các lần thai máy là một cách nhận biết sức khỏe của con.

Tin liên quan

 [mecloud]SKvp38KJ7h[/mecloud]

Theo thạc sĩ - bác sĩ Đặng Lê Dung Hạnh cho biết trên báo VnExpress, thai được 8 tuần tuổi đã bắt đầu có cử động. Tuy nhiên, những cử động này nhẹ và khối lượng thai quá nhỏ nên các thai phụ chưa thể cảm nhận. Thông thường người mẹ bắt đầu cảm thấy cử động của thai khi bầu vào khoảng 3-4 tháng. Các bà mẹ sinh con rạ (con thứ) đã có kinh nghiệm nên nhận ra dấu hiệu của thai máy sớm hơn chị em lần đầu mang thai.

Trong khoảng thời gian thai máy, người mẹ cần thực hiện vài động tác để giao tiếp với con và cũng là đảm bảo sức khỏe cho bé.

1. Theo dõi độ máy của thai

Độ máy của thai nhi có 4 trạng thái:

- Một: Tĩnh lặng, không có cử động, tim thai ít dao động.

- Hai: Cử động thường xuyên, mạnh, kèm cử động nhanh của mắt và dao động nhiều của tim thai, tương ứng giai đoạn trẻ sơ sinh ngủ tích cực.

- Ba: Cử động mắt liên tục, không cử động thai và không gia tăng tim thai.

- Bốn: Cử động thai đơn độc kèm cử động liên tục của mắt và gia tăng tim thai.

Quan sát hiện tượng thai máy còn là cách mẹ chú ý tới tình hình sức khỏe của thai nhi. Nếu thấy có bất kì sự khác thường nào về thai máy: thai máy ít dần, thai máy nhiều hơn… bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2. Chơi đùa với con

Hãy đáp trả lại những cú đạp của thai nhi bằng những cái chạm nhẹ và khẽ hướng trẻ di chuyển theo bàn tay của bạn. Bên cạnh ý nghĩa của sự giao tiếp, cách kích thích này còn giúp trẻ thay đổi tư thế thoải mái hơn khi còn trong tử cung chật chội của mẹ.

3. Kích thích bé đạp

Nếu một lúc nào đó, mẹ không nhận thấy những cử động của bé, hãy thử uống một cốc nước lạnh hoặc nước trái cây để đánh thức bé dậy. Rất có thể, bé đang say giấc và quên mất chuyện vui đùa cùng mẹ.

4. Thay đổi tư thế của mẹ

Thai nhi có thể đạp mạnh hơn bình thường khi mẹ ngồi lâu trong một tư thế gây khó chịu cho cả hai. Mẹ nên biết rằng đã đến lúc tử cung của mẹ trở nên chật chội với sự phát triển nhanh chóng của bé. Vì thế, hãy cố gắng đi lại sau một thời gian duy trì ở tư thế ngồi. Tập một vài động tác thư giãn cơ bản cũng sẽ là cách rất hay để giúp trẻ tìm lại sự thoải mái. Nếu phải nằm, tốt nhất mẹ hãy nằm nghiêng sang một bên và cần có thêm sự trợ giúp của những chiếc gối dành riêng cho mẹ bầu.

Chi Chi (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video hot: [mecloud]n7cn8XNbYj[/mecloud]