Không được rơ lưỡi cho con nhỏ bằng mật ong
Dễ nhận thấy nhất biểu hiện của bệnh là xuất hiện những đốm trắng hoặc mảng trắng trên ở niêm mạc miệng, ở mặt trong má hoặc mép của trẻ. Bệnh có thể rất nhanh tan các dấu hiệu nhưng lại dễ dàng tái phát nếu không tiếp tục điều trị. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nấm phát triển nhiều hơn trên diện rộng.
Nguyên nhân có thể do trẻ sinh non; do mẹ nhiễm nấm âm đạo trong thai kỳ nhưng không hoặc chưa được điều trị dứt điểm; do dụng cụ cho bé bú không được vệ sinh sạch sẽ.
Bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng sẽ gây sự khó chịu, bứt rứt cho trẻ, khiến trẻ có thể bỏ bú, bỏ ăn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mật ong có tính dụng chống viêm nhiễm và kháng khẩn rất tốt, tuy nhiên, bên cạnh đó mật ong lại chứa một loại độc tố từ vi khuẩn clostridium botulium. Chính chất này có thể gây nguy hiểm cho hệ thần kinh cơ khiến trẻ có thể bị liệt cơ nếu nhiễm phải. Nghiêm trọng hơn nữa, khi chất độc này vượt ngưỡng cho phép thì trẻ có thể rơi vào ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ không nên dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh (từ 0-6 tháng tuổi). Ngoài ra, mật ong được bày bán trên thị trường thường không kiểm định chất lượng an toàn nên càng nguy hiểm khi dùng cho trẻ nhỏ hơn.
Tuy nhiên, phương pháp này có thể rất hiệu quả nếu áp dụng cho trẻ lớn, không dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong mật ong.
[mecloud]nYfjJ2GE3d[/mecloud]
Làm sạch tưa lưỡi đúng cách theo khoa học
Dùng nước muối sinh lý
Khi trẻ đã bị nấm lưỡi, các mẹ tuyệt đối không tìm cách tẩy sạch các đốm trắng trên lưỡi trẻ để dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng.
Mẹ nên dùng gạc rơ lưỡi (có bán tại các nhà thuốc) thấm nước muối sinh lý Natri Bicarbonat thoa lên vùng lưỡi bị nấm. Sau đó, dùng gạc sạch thấm nước muối sinh lý loại 0,9% để làm sạch lần nữa.
Dùng rau ngót
Dùng một nắm rau ngót rửa sạch, hái lá, rửa sạch rồi cho đun sôi cùng nước muối loãng. Khi nước nguội, mẹ nghiền rau lấy nước. Dùng nước này mẹ rơ lưỡi cho trẻ đều đặn ngày 2 lần.
Dùng là hẹ
Lá hẹ rửa sạch, đập giập, sau đó cho ít nước sôi vào khuấy đều. Chắt lấy nước và dùng nước hẹ để rơ lưỡi cho trẻ đều đặn ngày 2 lần, sáng và tối. Tuy nhiên, vẫn phải hết sức lưu ý rằng cần nhẹ nhàng trong động tác rơ lưỡi, tránh chà xát quá mạnh và quá lâu sẽ làm trầy xước, chảy máu vùng nhiễm nấm dẫn đến nhiễm trùng.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]llUFjcV0Fe[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua