Khung giờ ngủ chuẩn nhất dành cho trẻ sơ sinh
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng khá lớn sức khỏe và sự phát triển của bé, trong đó trí não của bé sẽ phát triển chậm hơn các bé khác được ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ quá nhiều, không đòi bú thì cũng sẽ thiếu chất, còi cọc.
Nếu mẹ đã tạo cho trẻ thói quen được bế khi ngủ trong những tháng đầu đời (thông thường là dưới 5 tháng tuổi) thì trẻ rất dễ dính mẹ ngay cả khi ngủ. Nếu không có vòng tay ấm áp và êm ái của mẹ thì trẻ không ngủ, quấy khóc đòi mẹ hoặc rất dễ tỉnh giấc.
Cũng giống như cai sữa cho trẻ, tập cho bé nằm ngủ một mình mất khoảng vài tuần và đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn của mẹ. Nhưng tác dụng của việc này sẽ rất lớn, bé sẽ độc lập hơn và mẹ không quá mệt mỏi vì mất ngủ khi chăm bé về đêm.
Cách thức để loại bỏ thói quen đòi bế khi ngủ của trẻ như sau: Đầu tiên, mẹ vẫn lặp lại các công việc quen thuộc để chuẩn bị cho bé đi ngủ như: cho bé ti sữa, đọc truyện hoặc hát ru. Không cần chờ bé ngủ, khi bé vẫn còn tỉnh táo, mẹ đặt bé vào nôi và ngồi cạnh nôi để đong đưa cho bé ngủ.
Nếu bé khóc, mẹ chỉ nên dỗ bé bằng cách nói chuyện và vỗ về để làm dịu trẻ và không nên bế bé dậy chỉ trừ khi trẻ khóc toáng. Mẹ cũng làm tương tự nếu bé thức dậy giữa đêm. Sau 3 đêm thực hiện thói quen này một cách nhất quán, đến đêm thứ tư, mẹ bắt đầu tách dần trẻ và chỉ cần trấn an trẻ khi thực sự cần thiết. Đến ngày thứ chín, nhiều trẻ đã bắt đầu đi vào khuôn phép và mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì trẻ đã ngoan ngoan tự chìm vào giấc ngủ ngon.
Trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc sẽ phát triển tốt hơn.
Bé dưới 2 tháng tuổi thường có giấc ngủ rất ngắn (từ 2-4 giờ) nên hay thức giấc nhiều và đòi bú. Khi ngủ, bé cũng không ngừng lăn lộn và chưa thể kiểm soát được những hoạt động của mình khi ngủ. Mẹ có thể dỗ bé bằng các cử chỉ ôm ấp, vỗ về, mát xa nhẹ, hát ru để bé yên tâm rằng có mẹ bên cạnh.
Bé từ 2 đến 4 tháng tuổi thường có giấc ngủ kéo dài hơn một chút (khoảng 6 giờ). Lúc này, giấc ngủ của bé đã bắt đầu ngoan hơn, không còn cần bú đêm nữa, nhiều bé còn có thể ngủ xuyên đêm không cần mẹ vỗ về. Bên cạnh đó, mẹ nên hình thành nhưng thói quen cho bé như tắm trước khi đi ngủ, bú sữa hoặc nghe mẹ kể chuyện,… để bé để bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ thật sâu.
Bé 6-12 tháng tuổi đã nhận thức được sự quen thuộc của mẹ nên giấc ngủ thường không kéo dài xuyên đêm thường có tâm lí bất an khi nhận ra không có mẹ bên cạnh. Vì thế, khi thấy bé có dấu hiệu cựa quậy, mẹ nên đến bên bé vỗ về và hát ru, dỗ bé quay trở lại giấc ngủ.
Các mẹ có thể tham khảo giờ ngủ chuẩn nhất dành cho các bé sơ sinh dưới đây:
Tuổi | Tổng giờ ngủ | Số giờ ngủ đêm | Số giờ ngủ ngày/ ngủ trưa |
Dưới 2 tháng | 16 - 18 | 8 - 9 | 7 - 9 (3 - 5 giấc) |
2 - 4 tháng | 14 - 16 | 9 - 10 | 4 - 5 (3 giấc) |
4 - 6 tháng | 14 - 15 | 10 | 4- 5 (2 đến 3 giấc) |
6 - 9 tháng | 14 | 10 - 11 | 3 - 4 (2 giấc) |
9 - 12 tháng | 14 | 10 - 12 | 2 -3 (2 giấc) |
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video: [mecloud]BsjHVNclxG[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua