Kích thước dạ dày của bé khiến mẹ “giật mình”
Với tâm lý chung của các bà mẹ Việt, việc ăn uống khi con bước vào độ tuổi ăn dặm rất quan trọng, vì vậy các mẹ thường có chung suy nghĩ, con ăn càng nhiều, càng to béo càng tốt.
Tuy nhiên, nếu mẹ chưa có những hiểu biết đúng về sức chứa của dạ dày bé rất dễ dẫn tới một số vấn đề sau:
Bé dễ bị rối loạn tiêu hóa
Một số mẹ thường nghe theo người quen hoặc thấy bé có dấu hiệu tóp tép, chảy nước miếng, há miệng đòi khi người lớn ăn, mẹ đã hiểu lầm rằng bé muốn ăn và tập cho bé ăn khá sớm.
Tuy nhiên, sự thật là, mẹ chỉ nên cho con ăn dặm sau 6 tháng tuổi. Điều này sẽ hạn chế mức độ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Bé biếng ăn
Bé bị nhồi nhét ăn quá nhiều so với lượng chứa dạ dày của bé, dẫn tới việc sợ ăn, biếng ăn và thiếu chất ở trẻ. Hoặc thời gian ăn các bữa khá gần nhau cũng có thể khiến con không ăn, không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng
Trẻ tuy ăn ít nhưng nhu cầu cần lượng vi dưỡng lại gấp 5 lần so với người lớn để con phát triển não bộ và thể chất.
Vì thế, mẹ cần quan tâm tới việc chất lượng hơn số lượng của bé yêu.
Sự thật về kích thước dạ dày của trẻ
Một sự thật khiến nhiều người giật mình đó là kích thước dạ dày của trẻ nhỏ gấp 5 lần so với khi trưởng thành. Theo đó, càng lớn, kích thước dạ dày càng bé đi.
Đối với trẻ sơ sinh: Khi bé vừa chào đời, dạ dày của bé rất nhỏ, chưa giãn nở. Vì vậy, bé chỉ có thể uống được khoảng 10 - 13ml sữa/lần. Dung tích sữa này đúng bằng lượng sữa non mẹ tiết ra khi bé bú lần đầu. Tuy nhiên, chính vì bé bú ít như vậy nên nhu cầu bú sữa mẹ của bé rất cao. Mẹ phải cho bé bú từ 8 - 12 lần/ngày để bé không bị đói và thiếu chất.
1 tuần sau sinh: Bé có vẻ ăn được nhiều hơn rồi vì dạ dày của bé đã to hơn chút xíu. Mỗi lần bé có thể bú được 20 - 30ml.
1 tháng tuổi: Lúc này, dạ dày của bé lớn lên rất nhiều so với 3 tuần trước, tương đương quả trứng gà và có thể bú 30 - 60ml/lần. Mỗi ngày, bé có thể ăn 4 - 5 lần ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức.
3 - 6 tháng tuổi: Lúc này, dạ dày của bé đã nhỉnh hơn chút và to bằng quả cam. Bé có thể uống được từ 80ml - 150ml sữa/lần. Mỗi ngày, bé bú khoảng 5 lần để đảm bảo cơ cơ thể không bị đói và đủ dinh dưỡng.
6 - 12 tháng tuổi: Dạ dày của bé ở giai đoạn này đã to bằng một quả bưởi nhỏ nên bé chỉ có thể ăn được khoảng 200 - 250ml sữa hoặc 1 chén cơm/lần. Các loại sữa, bột hoặc cháo, cơm sẽ cách nhau 4 tiếng/lần để dạ dày của bé kịp tiêu hóa hết thức ăn và có thể chưa thêm lượng thức ăn mới vào cơ thể.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]sAjsi2C9CU[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua