Lá khế - 'thần dược' chữa rôm sảy, mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh
Từ lâu, lá khế đã được lưu truyền trong dân gian như một phương thuốc trị rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da cơ địa, dị ứng vì theo Đông y là khế có tính chất thanh nhiệt, khi phong, chuyên dùng để chữa trị các triệu chứng của phong. Chính vì vậy mà khi thấy bé bị rôm sảy, nhiều mẹ thường cho bé tắm lá khế để cải thiện chứng bệnh này đồng thời đem lại cho bé một làn da mịn màng, không còn chịu cảm giác ngứa ngáy.
Cách tắm lá khế hiệu quả
Để có được nước lá khế tắm cho bé, mẹ hãy lấy một nắm lá khế rồi đem rửa thật sạch với nước, sau đó ngâm với nước muối loãng rồi rửa lại bằng nước sạch.
Tiếp theo, đem lá khế cho vào nồi nước, đun sôi lên, để nguội, lọc lấy phần nước, bỏ đi phần bã. Khi tắm, mẹ hãy tráng qua một lần bằng nước ấm để da bé sạch bụi bẩn, sau đó tắm bằng nước lá khế. Cuối cùng, tráng lại bằng nước ấm đã đun sôi để sạch hết bột lá còn dính trên da.
Lá khế có tác dụng trị rôm sảy, mẩn ngứa nên được khá nhiều mẹ ưa chuộng cho bé dùng.
Khi bé bị rôm sảy, mỗi tuần mẹ hãy tắm cho bé 3 lần bằng nước lá khế, không nên tắm nhiều quá vì trong lá khế có nhựa, da bé có thể bị xỉn màu.
Bên cạnh cách tắm, mẹ có thể vò lá khế tươi, rồi đem lọc lấy nước pha với nước ấm cộng thêm một chút muối thành nước tắm cho bé. Tuy nhiên, cách này mẹ cần rửa thật sạch để đảm bảo không còn sâu ngứa trong lá khế.
Những lưu ý khi tắm lá khế cho bé
Để phát huy tác dụng tối đa của lá khế, mẹ cần đảm bảo chọn được lá khế sạch không nhiễm thuốc hóa học hay các vi sinh vật, vi khuẩn. Điều này không phải là vấn đề đơn giản vì hầu hết các loại lá khế mẹ mua ngoài chợ đều không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Một số mẹ bầu có thể lấy lá khế từ quê, đảm bảo không phun thuốc hóa học nhưng lại rất khó để chắc chắc rằng lá khế đó không nhiễm các loại vi khuẩn, virus, nhất là một số loại vi khuẩn vẫn có khả năng tồn tại dù đã được đun sôi trong nước. Do đó, mẹ cần kiểm tra kỹ càng lá khế trước khi cho bé sử dụng nhé.
Mẹ cần lựa chọn lá khế có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo không nhiễm các loại vi khuẩn, virus.
Nếu da bé hoàn toàn khỏe mạnh, không bị rôm sảy, mẩn ngứa, thì mẹ không nên cho bé tắm lá khế. Vì trong lá khế có nhựa, sẽ làm da bé bị xỉn màu. Hơn nữa, mẹ cũng khó có thể loại trừ được khả năng lá khế vẫn còn chứa vi khuẩn gây hại cho da bé.
Một điều nữa mẹ cần ghi nhớ là không nên thêm muối vào nước lá khế khi đun. Điều này không khiến da bé sạch hơn mà còn có thể làm cho da có cảm giác nhớp dính. Mẹ chỉ nên dùng muối để rửa lá trước khi cho vào đun.
Để tránh trường hợp da bé dị ứng với lá khế, mẹ có thể thử bằng cách đun trước một cốc nước lá nhỏ rồi bôi lên tay của bé để theo dõi xem da bé có phản ứng lạ không. Nếu không, mẹ mới bắt đầu cho bé tắm nhé.
Phununews
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua