Lạm dụng truyền dịch và những nguy cơ khó lường về sức khỏe
Truyền dịch là gì?
Truyền dịch là cách tiêm truyền loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể là muối biển, có thể là vitamin, có thể là đạm… thông qua việc tiêm chậm hoặc truyền vào tĩnh mạch người bệnh.
Theo các bác sĩ chuyên môn, cơ thể người đều có các chỉ số trung bình trong máu về các chất như đạm, muối, chất điện giải… Nếu các chỉ số trung bình này thấp hơn mức cho phép thì bạn cần phải truyền dịch để bù đắp sự thiếu hụt.
Một số trường hợp cần phải khẩn cấp truyền dịch như bệnh nhân bị tiêu chảy mất nước trầm trọng, mất máu, người bị ngộ độc thực phẩm, suy dinh dưỡng nặng hay thời gian trước và sau khi phẫu thuật…
Truyền dịch có 4 loại là dịch truyền bù nước và cân bằng chất điện giải trong cơ thể, dịch truyền cung cấp dinh dưỡng, dịch truyền thay thế huyết tương để duy trì huyết áp, chống trụy tim mạch và dịch truyền kiềm huyết.
Khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến rất trầm trọng xảy ra. (Ảnh minh họa)
Truyền dịch là việc làm khá đơn giản và phổ biến tuy nhiên nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không thực hiện đúng như sốc phản vệ, dị ứng, tai biến, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn chất điện giải. Dịch truyền chỉ thực sự có lợi khi cơ thể thiếu hụt và thực sự cần thiết bổ sung. Do đó cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi truyền dịch.
Lạm dụng truyền dịch là tự hại mình
Ê kíp các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu tích cực - Bệnh viện (BV) Thống Nhất TP Hồ Chí Minh cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, dù đã tận tâm cứu chữa nhưng sau 4 ngày điều trị tích cực, họ vẫn không thể cứu được nữ bệnh nhân Vũ Thị T., (42 tuổi, ngụ quận Tân Bình) bị sốc dịch truyền sau khi thấy mệt, tự ý gọi bác sĩ (BS) tới nhà truyền dịch. Bệnh nhân này nằm hôn mê sâu và cấp cứu đủ cách nhưng không cải thiện. Người thân đành gạt nước mắt xin BV cho bệnh nhân về lo hậu sự.
Được biết, bệnh nhân vốn có tiền sử hẹp van hai lá, rung nhĩ, đái tháo đường, tai biến mạch máu não. Do thấy đột ngột bị đau bụng, tiêu chảy nôn ói nên bệnh nhân có gọi bác sĩ về nhà truyền dịch. Trong quá trình truyền, bệnh nhân đột ngột khó thở nên được chuyển cấp cứu ngay.
Tuy nhiên, khi vào viện, kết quả chẩn đoán đã phát hiện, bị hẹp khít van hai lá, huyết khối buồng nhĩ trái, suy tim, di chứng tai biến mạch máu não. Sau khi đã tìm mọi giải pháp điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân vẫn hôn mê sâu và không cải thiện, nguy cơ tử vong.
Với trường hợp này, theo nhận định của bác sĩ, trên một bệnh nhân có bệnh lý nền suy tim, quả tim co bóp yếu nên có thể không chịu nổi với tốc độ truyền dịch vào cơ thể, tim không co bóp được dẫn đến ứ nước trong phổi, làm phù phổi, suy tim, suy hô hấp.
Chia sẻ với báo CAND Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh cho biết, người bình thường khi tự ý truyền dịch còn dễ bị triệu chứng phản ứng "run tiêm truyền" (cơ thể rét run lên); hoặc sốc dịch truyền (sốc phản vệ), nói chi là trên người đang mắc bệnh.
Tình trạng lạm dụng dịch truyền đang ngày càng phổ biến tại nước ta. Điều này hết sức nguy hiểm khi việc truyền dịch không diễn ra trong môi trường BV, không đảm bảo vô trùng, không có đủ dụng cụ thiết bị xử trí kịp thời khi chẳng may xảy ra sốc phản vệ.
BS Tiến cũng phân tích: “Ở các phòng mạch hiện nay cũng vi phạm qui định về vấn đề này. Có bác sĩ tại phòng mạch khi truyền chai đường glucose cho bệnh nhân thường cho thêm ống vitamin với mục đích cho bệnh nhân thấy khoẻ hơn nhưng lại có nguy cơ rất lớn của tác dụng phụ, dễ gây sốc nhất là khi thêm vitamin B1, Vitamin C. Trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ sẽ tính toán kỹ lượng truyền, có khi phải đếm giọt với một số bệnh lý khi truyền dịch.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mẹ tự mua thuốc và truyền dịch cho con ốm khiến trẻ suýt mất mạng
- Bà bầu có nên truyền dịch khi bị mệt, ốm nghén 3 tháng đầu thai kỳ?
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua