Dòng sự kiện:

Làm thế nào để giúp thai nhi tự tháo tràng hoa quấn cổ?

18:21 09/12/2015
Mẹ nên sớm phát hiện sớm nếu bé bị dây rốn quấn quanh cổ để có giải pháp phù hợp trong khi mang thai cũng như chọn cách thức sinh.

 

 

 

 [mecloud]l4T2FQRjoD[/mecloud]

Tràng hoa quấn cổ là gì?

Em bé nằm trong bụng mẹ sẽ nhận được dưỡng khí và chất dinh dưỡng từ mẹ thông qua dây rốn. Từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, thai nhi đã có thể xoay chuyển trong bụng mẹ. Có một số trường hợp do em bé chuyển tư thế nằm làm cho dây rau quấn quanh người bé, đặc biệt nguy hiểm hơn là quấn quanh cổ. Tình trạng này gọi là dây rốn quấn cổ, dân gian còn gọi là tràng hoa quấn cổ.

Xem thêm: Tại sao mẹ nên tầm soát dị tật thai nhi trong thai kỳ?

Đây là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng do thai nhi thường xuyên cử động, xoay chuyển trong không gian bé nhỏ là tử cung của mẹ.

Bé bị tràng hoa quấn cổ sẽ nguy hiểm như thế nào?

Bé bị dây rốn quấn quá chặt sẽ thiếu oxy, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và máu từ mẹ để nuôi dưỡng thai. Khi ra đời trẻ có thể bị thiếu máu hoặc nhẹ cân.

Trong quá trình chuyển dạ, nếu bé bị dây rốn quấn quá chặt nhiều vòng quanh cổ sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là khi cơn đau đẻ càng kéo dài thì nguy cơ tử vong của bé càng cao.

Phát hiện sớm tràng hoa quấn cổ bằng cách nào?

Siêu âm thai nhi là cách chính xác nhất để nhận biết vấn đề này. Khi siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện dễ dàng tràng hoa quấn cổ. Nếu thấy phía sau cổ bé có vết đè hình chữ V là bị quấn 1 vòng, hình chữ W là bị quấn 2 vòng…

Mặc dù có một số ít trường hợp phát hiện tràng hoa quấn cổ từ tháng thứ 5–6 của thai kỳ nhưng 3 tháng cuối thai kỳ mới là giai đoạn thường gặp nhất. Vì vậy, theo dõi hiện tượng thai máy từ tuần thứ 30 trở đi có thể giúp mẹ bầu nghi ngờ và đề nghị kiểm tra kỹ hơn lúc siêu âm.

Xem thêm: Thai to, thai bé nguy hiểm như thế nào mẹ đã biết chưa?

Mẹo dân gian để bé tự tháo tràng hoa quấn cổ

Theo quan điểm của y học hiện đại thì chưa có cách nào can thiệp bên ngoài để khắc phục hiện tượng tràng hoa quấn cổ mà chỉ hy vọng vào khả năng thai nhi vận động nhiều hơn có thể tự "gỡ rối”. Vì có một xác suất cao thai nhi sẽ tự biết cách tháo các vòng dây rốn quấn quanh cổ và vấn đề này hầu hết trường hợp đều không nguy hiểm nên thai phụ có thể không cần có tác động nào từ bên ngoài mà chỉ cần tạo tâm lý thoải mái, bồi dưỡng và rèn luyện sức khỏe cho tốt.

Nhiều mẹ cho rằng, dùng tay xoa bụng bầu sẽ giúp bé hết bị tràng hoa quấn cổ, tuy nhiên, đây là việc làm phản khoa học. Việc xoa bụng bầu là không nên vì có thể khiến những cơn co tử cung nhiều hơn, đặc biệt ở hai tháng cuối và thúc đẩy dọa sinh sớm. Việc bị tràng hoa quấn cổ chỉ gây khó khăn cho việc sinh thường em bé, thông thường khi siêu âm thấy em bé có dây rốn quấn các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ cho bà bầu để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Một mẹo vặt khác khá phổ biến trong dân gian là mẹ bầu bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ thì sẽ gỡ được tràng hoa cho con. Mặc dù khoa học hiện nay chưa chứng minh được hiệu quả của cách làm này, thực tế có nhiều thai phụ cho rằng làm như vậy là có hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do vận động như vậy có thể khiến thai nhi có cử động xoay người để tự tháo xoắn. Buổi tối trước khi đi ngủ, thai phụ có thể thực hiện cách này với giới hạn một vài vòng để vừa có thêm niềm tin, lại giúp dễ vào giấc ngủ hơn, tránh thực hiện quá nhiều gây chóng mặt và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video được xem nhiều nhất: [mecloud]o1kQf3lhzm[/mecloud]