Dòng sự kiện:

Làm thế nào để sinh tại nhà an toàn?

20:15 04/01/2016
Sẽ thật tuyệt vời và ý nghĩa nếu như bé yêu được chào đời trong căn nhà hạnh phúc chứ không phải ở bệnh viện đông người. Nhưng, làm thế nào để đảm bảo an toàn cho con nếu thực hiện sinh đẻ tại nhà?
Phương pháp sinh tại nhà đã từng được người Ấn Độ thực hiện khá lâu dài. Tuy nhiên, với sự ra đời của công nghệ và tiến bộ trong y khoa, rất ít người chọn cách sinh đẻ tại nhà. Tất nhiên, có những lý do để không chọn cách sinh này như phải làm gì nếu bé bị nạn? Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn cần được mổ khẩn cấp?

Theo The Health Site, môi trường mà trẻ sơ sinh được sinh ra ảnh hưởng đến tính cách, sức khỏe, tâm lý và tinh thần khi lớn lên của bé. Quá nhiều sự can thiệp của y tế hoặc sự xâm nhập không cần thiết, ví dụ như dùng kìm kẹp hoặc máy hút, có thể dẫn đến một số chấn thương ở trẻ. Từ đó có thể khiến cho bé không thích ứng được với môi trường sau khi ra đời, để lại một ấn tượng không tốt đẹp.

Vì thế, việc sinh tại nhà có thể đảm bảo một bầu không khí trong lành có lợi cho sức khoẻ, tâm lý của một đứa trẻ.

Sinh tại nhà có an toàn?

Một nghiên cứu được tiến hành để so sánh tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và của người mẹ khi được sinh tại bệnh viện và sinh tại nhà. Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy sinh tại nhà là tương đối an toàn, giúp giảm trầm cảm sau khi sinh ở sản phụ và tăng cường sự liên kết giữa mẹ và con.

Tuy nhiên, việc sinh tại nhà này chỉ áp dụng cho các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và tỷ lệ thành công phụ thuộc vào kinh nghiệm của nữ hộ sinh mà mẹ lựa chọn.

Lập kế hoạch cho một ca sinh nở tại nhà an toàn

Nếu bạn là một trong những bà mẹ hiện đại tin tưởng và muốn lựa chọn phương pháp sinh ở nhà, đây là kế hoạch mà bạn phải lập ra:

Nói chuyện với bác sĩ: Không phải tất cả các bác sĩ đều có thể giúp bạn sinh tại nhà. Hãy nói chuyện với bác sĩ về ưu và khuyết điểm một cách chi tiết nếu lựa chọn phương pháp sinh này. Hãy chắc chắn rằng anh/ cô ấy có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề bất trắc có thể xảy ra hoặc giúp bạn về y tế khi cần thiết. Nếu không, hãy chọn một bác sĩ khác.

Tìm hiểu thêm về thai nhi của bạn: Chỉ thực hiện sinh tại nhà nếu thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, nếu bạn đang mắc phải một số bệnh như tiểu đường, tiền sản giật, thiếu máu hoặc các vấn đề nhau thai, bạn nên dừng ngay ý tưởng này lại và không nên mạo hiểm với con.

Lựa chọn nữ hộ sinh: Nếu bác sĩ đồng ý hỗ trợ bạn trong quá trình sinh nở, anh/ cô ấy sẽ giới thiệu cho bạn một nữ hộ sinh. Hãy hỏi nữ hộ sinh một vài điều và đưa ra yêu cầu với người đó.

Bạn có thể nghiên cứu trước về phương pháp tự sinh tại nhà bằng việc tham khảo trước trên các diễn đàn sinh nở của Ấn Độ.

Chuẩn bị phòng sinh: Nếu đến tuần 36 của thai kỳ, bạn đã không vướng phải bất kỳ bệnh gì, thai nhi vẫn khỏe manh, bạn có thể bắt đầu chuẩn bị phòng sinh.

Thuốc khử trùng, một bản nhạc nhẹ và các công cụ sinh nở (bồn tắm nước, khăn…) là những thứ bạn cần chuẩn bị trước.

Thông báo cho người thân: Nếu bạn lựa chọn sinh tại nhà, bạn cần có sự giúp đỡ của nhiều người thân trong gia đình. Vì thế, hãy thông báo kế hoạch của bạn cho cha mẹ, người thân trong gia đình, đặc biệt là ông xã để họ chuẩn bị tâm lý cũng như kiến thức sinh nở để giúp mẹ con bạn hoàn thành ca sinh nở một cách an toàn.

Giữ an toàn cho thai nhi: Mọi thứ đều đã được chuẩn bị sẵn sàng những điều quan trọng nhất lúc này là bạn cần phải đảm bảo an toàn cho thai nhi. Nếu có bất kỳ bất thường nào xảy ra mà chưa tới ngày sinh thì bạn vẫn cần được tới bệnh viện để thăm khám.

Chi Chi (Theo The Health Site)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

video được xem nhiều nhất: [mecloud]NmMy4kBmEA[/mecloud]