Dòng sự kiện:

Lần đầu làm mẹ - Những kỹ năng mẹ cần biết!

15:09 06/08/2021

Ngày chào đời, con đã đem lại niềm hạnh phúc vô bờ cho ba mẹ. Thế nhưng, song song đó cũng mang đến vô vàn nỗi lo, nhất là với những ai lần đầu làm mẹ.

Hàng ngàn câu hỏi băn khoăn khi lần đầu làm mẹ. Vì vậy, để hành trình làm mẹ trở nên thật sự thuận lợi và đầy ắp ngọt ngào, bài viết dưới đây sẽ được chia làm hai phần. Phần đầu là bật mí những cảm xúc khác lạ của những ai làm mẹ và giúp trấn an tinh thần cho những ai chuẩn bị làm mẹ. Phần hai là những kiến thức giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh dễ dàng và chu toàn.

Những cảm xúc khác lạ xuất hiện và thay đổi khi lần đầu làm mẹ

Thay đổi về cơ thể khi lần đầu làm mẹ

 

 
  1. Đôi mắt xuất hiện quầng thâm và bọng mắt: Khi đã làm mẹ sẽ rất ít có được giấc ngủ trọn vẹn. Những đêm phải giật mình tỉnh giấc vì tiếng khóc của con hoặc cách 2-3 tiếng là con cần bú sữa, thay tã.

  2. Tè són: Sau sinh, vùng kín trở nên "lõng lẽo", chỉ cần hắt xì hoặc cười lớn cũng có thể khiến chị em tiểu són.

  3. Kinh nguyệt xuất hiện lại: Tùy theo cơ địa từng người và phương pháp sinh nở mà kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hay muộn. Trung bình, kinh nguyệt sẽ trở lại sau 9 tháng.

  4. Vóc dáng không còn thon thả: 9 tháng 10 ngày mang thai khiến các cơ bụng giãn nở, cộng với việc tăng cân trong thai kì nên ít nhiều vóc dáng của bạn không còn đẹp như xưa. Tuy nhiên, cũng đừng quá lo lắng! Bạn chỉ cần cân đối dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn là có thể lấy lại vóc dáng nhanh chóng. Ngoài ra, cách giảm cân nhanh nhất cho mẹ mới sinh chính là cho bé bú càng nhiều. Bé bú càng nhiều sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều sữa hơn và "rút" bớt lượng mỡ thừa trên người nhanh chóng, giúp bạn ốm nhanh gọn sau 2-3 tháng thấy rõ.

  5. Tóc rụng: Quá trình mang thai, mẹ cũng san sẻ bớt chất dinh dưỡng khiến cơ thể bị thiếu hụt và dẫn đến tóc rụng. Vì vậy, sau sinh bạn nên bổ sung lại chất dinh dưỡng và dùng các biện pháp dưỡng tóc, bí quyết làm đẹp sẽ giúp mái tóc dày bóng và làn da khỏe mạnh như xưa.

 
Những điểm thay đổi về cơ thể sau sinh lần đầu làm mẹ

Thay đổi về cảm xúc khi lần đầu làm mẹ

  1. "Mệt mỏi" nhưng "Vui": Đôi lúc, bạn sẽ cảm thấy bị quá tải khi chăm con vì xoay quanh một ngày 24 giờ đều là đứa bé. Đặc biệt, những ai lầ đầu làm mẹ chưa "quen" được tần suất như vậy sẽ càng áp lực. Tuy nhiên, mệt mỏi là thế, nhưng khi nhìn lại đứa con đang cười hay những lúc say ngủ, phải chăng sự hạnh phúc và niềm vui đang dâng lên trong lòng bạn? Để dẹp bỏ những cảm xúc tiêu cực khi lần đầu làm mẹ, bạn nên cân đối thời gian của mình phù hợp. Bạn hãy tìm hiểu phương pháp EASY rèn cho bé nếp ăn nếp ngủ phù hợp sinh hoạt người lớn. Bên cạnh đó, khi bé đi ngủ, bạn cũng tranh thủ nghỉ ngơi lấy lại sức.

  2. Căng thẳng và đau đớn khi cho con bú: Hầu hết những ai lần đầu làm mẹ luôn gặp khó khăn khi cho bé bú. Bé bú không ra sữa hay những cú "đớp" của bé khiến bạn đau rát, "nứt cổ gà". Nguyên do chính là bé chưa ngậm đúng khớp vú để kích sữa. Vì vậy, nếu lần đầu làm mẹ, bạn chưa biết làm thế nào thì hãy nhờ sự giúp đỡ của các nữ hộ sinh hoặc từ bà nội, ngoại, các chị em thân thiết hướng dẫn cách xem sữa non và bé có ngậm đúng khớp vú chưa.

  3. Áp lực vì không biết chăm con: Lần đầu làm mẹ, bạn sẽ rất bỡ ngờ không biết tại sao con khóc cũng như không biết cách chăm sóc con. Đừng quá lo lắng, bạn hãy bình tĩnh xem xét tình huống và nhờ nội/ngoại hướng dẫn. Nếu không, bạn có thể tìm hiểu ở thông tin dưới đây.

 
 
cảm xúc lần đầu làm mẹ

Những bí quyết lần đầu làm mẹ để trở thành người mẹ tuyệt vời

1. Mẹ hãy lắng nghe và nhận biết những yêu cầu của bé

Trẻ nhỏ không biết nói. Vì thế, bạn cần phải học cách quan sát những biểu hiện của con để có cách xử lý cho phù hợp, tuyệt đối không căng thẳng, vội vàng. Từ 6 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu biết cầm nắm, học hỏi làm quen với mọi thứ xung quanh.

Ngoài ăn và ngủ bé còn cần giao tiếp, nói chuyện với mọi người. Lúc này, mẹ nên đáp ứng nhu cầu này của con bằng cách ôm ấp, nói chuyện, cùng chơi đùa để bé có thể phát triển trí não, cảm xúc và cả những giác quan khác.

2. Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé một cách khoa học  

Theo dân gian, sau quá trình sinh nở người phụ nữ phải kiêng cữ rất nhiều thứ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Thế nhưng, không phải tất cả những điều này đều đúng. Bởi lẽ, kiêng khem quá mức sẽ dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu sức đề kháng và cả nguy cơ trầm cảm rất nguy hiểm cho mẹ.

Vậy các mẹ phải làm như thế nào để biết nên kiêng điều gì để tốt cho cả mẹ và bé? Hãy đến các cơ sở y tế để nhận sự tư vấn từ bác sĩ hoặc tham gia các khóa học tiền sản chăm sóc bà bầu để đảm bảo những thông tin mình nhận được là kiến thức khoa học. 

3. Mẹ cần đọc những cuốn sách, bài viết hay nói về kinh nghiệm chăm sóc trẻ

Chuẩn bị những kiến thức để chăm sóc trẻ sơ sinh là những điều cần thiết đối với những ai làm mẹ lần đầu, nhưng để chăm sóc con làm sao cho tốt là câu hỏi mà nhiều người làm mẹ luôn thắc mắc?

Biết rằng, chăm sóc con rất khó khăn nhưng chỉ cần các mẹ luôn có niềm tin và sự chọn lọc kiến thức kỹ lưỡng từ sách vở, kinh nghiệm từ bạn bè, người thân... Như vậy, việc chăm sóc con sẽ trở nên đơn giản mà vẫn đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Một số cuốn sách hay mà mẹ có thể tham khảo là Nuôi con yêu thương (NXB Thế giới), Để con được ốm (NXB Nhã Nam), Ăn dặm không nước mắt...

 
Mẹ cần đọc những cuốn sách, bài viết hay nói về kinh nghiệm chăm sóc trẻ

4. Mẹ hãy tự làm mới bản thân và tạo cho mình những cảm xúc, suy nghĩ tích cực

Lần đầu làm mẹ đem đến cho bạn những cảm xúc ngọt ngào xen lẫn sự bỡ ngỡ và phải tạm gác lại những thói quen thời còn son rỗi. Có con, mẹ không còn những buổi tiệc tùng, hẹn hò cùng nhóm bạn, những hôm thức khuya tám chuyện hay xem phim và ngủ nướng đến tận trưa. 

Mà thay vào đó, mẹ phải bù đầu với bỉm tã, sữa, tiếng khóc của con trẻ... Có thể sẽ có đôi lúc mẹ cảm thấy stress hoặc mệt mỏi. Tuy nhiên, mẹ hãy tự tạo niềm vui và suy nghĩ tích cực hơn nhé.

Mẹ có thể nhờ ông bà trông giúp con trong 2-3 tiếng đồng hồ để đi xem một bộ phim vừa mới ra rạp, hay đi spa chăm sóc da, hay đi shoping chẳng hạn. Những thú vui đó sẽ không lấy đi quá nhiều thời gian và không ảnh hưởng quá nhiều đến việc chăm sóc con, nhưng đổi lại mẹ có thể làm mới cảm xúc của mình. Điều này, cũng sẽ giúp mẹ tránh bệnh trầm cảm sau sinh.

5. Mẹ nên chia sẻ công việc, khó khăn với người thân  

Việc chăm sóc con nhỏ khiến sức khỏe của mẹ suy giảm. Vì thế, mẹ cần phải biết cách cân bằng giữa thời gian chăm sóc con cái và nghỉ ngơi cho bản thân. Để làm được điều đó, các mẹ cần có phương pháp tạo cho con thói quen ăn, ngủ đúng giờ giấc.

Quan trọng nhất là mẹ không bao giờ đơn độc trên hành trình của mình. Vì thế, đừng ôm đồm hết mọi việc mà hãy chia sẻ với người thân để nhận được sự giúp đỡ, nhất là những ngày đầu sinh nở. 

6. Học cách tắm cho trẻ sơ sinh

Hầu hết với những ai lần đầu làm mẹ sẽ rất bỡ ngỡ không cách bế trẻ cho đến cách tắm trẻ sơ sinh. Cơ thể trẻ sơ sinh vô cùng mềm mại, nhỏ bé và làn da rất dễ tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, lần đầu làm mẹ, bạn hãy học cách tắm trẻ bằng cách hỏi mẹ mình hoặc nhờ sự hướng dẫn từ bác sĩ, hộ lý khoa sản. Ngoài học cách tắm cho trẻ, mẹ sẽ còn cần phải biết cách chăm sóc rốn để giúp rốn rụng nhanh và không bị viêm nhiễm.

 
Lần đầu làm mẹ - Học cách tắm cho trẻ sơ sinh

7. Tìm hiểu thêm về kiến thức chăm sóc làn da trẻ sơ sinh

 Có rất nhiều bà mẹ phản hồi về Cleanipedia rằng, tại sao da trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ hoặc trẻ sơ sinh bị khô da,... Đó bởi vì, suốt 9 tháng 10 ngày trẻ được hình thành và lớn lên trong tử cung của người mẹ. Khi sinh ra, trẻ phải tiếp xúc đột ngột với môi trường mới bên ngoài khiến da không thích ứng kịp và phản ứng lại bằng cách nổi mẩn đỏ.

Lúc này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nên chọn loại sữa tắm nào phù hợp với trẻ sơ sinh và các loại thuốc bôi (nếu có). Mặt khác, bạn cũng có thể tìm hiểu các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh với thành phần chiết xuất tự nhiên sẽ dịu nhẹ cho làn da của trẻ và giảm kích ứng da.

8. Tìm hiểu cách cho bé ăn dặm sao cho đúng

Không ít người lần đầu làm mẹ cảm thấy việc nuôi con như một cuộc chiến. Hết bú sữa, khóc, chơi rồi lại ị xì xoẹt,... đủ mọi thứ khiến người mẹ bị xoay vòng cả ngày. Đó là chưa kể, 6 tháng trôi qua nhanh lắm rồi sẽ đến cuộc chiến thứ 2 chính là ăn dặm.

Lúc này, mẹ hãy bình tĩnh đừng lo lắng. Trước hết, mẹ hãy tìm hiểu cách cho bé ăn dặm đúng cách bao gồm những nguyên tắc gì giúp trẻ vào nếp và dễ ăn hơn. 

Vân vân, mây mây rất nhiều kiến thức về ăn dặm cho bé bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng. Chỉ cần bạn có đủ kiến thức thì việc ăn dặm của bé trở nên vô cùng đơn giản. Một lưu ý quan trọng khi bé ăn dặm là đừng ép bé ăn mà hãy để con ăn lượng vừa đủ theo nhu cầu. Khi quen dần trẻ sẽ thích thú việc ăn uống và ăn nhiều hơn bạn nhé.

 
Lần đầu làm mẹ - cách cho bé ăn dặm

9. Lần đầu làm mẹ hãy tìm tòi các bí quyết nuôi con dân gian từ người trước

Chắc hẳn các chị lần đầu làm mẹ sẽ không biết được các bí quyết, mẹo dân gian nuôi con nhàn tênh. Những mẹo dân gian giúp con mọc răng không sốt, chích ngừa không sốt hay con dễ ăn,... đã được rất nhiều mẹ phản hồi ứng dụng thành công. 

Bạn có thể hỏi những mẹo này ở mẹ và người bà. Đây là những người thân vừa là người nuôi dạy con có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn tạo sự phát triển cho con tốt hơn.

Hy vọng là với những chia sẻ trên đây của Cleanipedia về kỹ năng cần trang bị khi làm mẹ lần đầu sẽ giúp cho hành trình làm mẹ của bạn trở nên suôn sẻ hơn. Đừng quên đồng hành cùng Cleanipedia để có thêm nhiều thông tích hữu ích hơn, bạn nhé!

Link: https://www.cleanipedia.com/vn/gia-dinh/ky-nang-can-hoc-khi-lam-me-lan-dau.html


TAG