Dòng sự kiện:

Loạt biểu hiện "biết nói" của bé mà bố mẹ thường bỏ qua

17:14 11/08/2015
Trẻ em biết giao tiếp từ rất sớm. Nhiều người lầm tưởng chỉ khi trẻ biết nói, trẻ mới có thể giao tiếp được nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại.

 Trẻ em biết giao tiếp từ rất sớm. Nhiều người lầm tưởng chỉ khi trẻ biết nói, trẻ mới có thể giao tiếp được nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Trẻ được sinh ra là đã có khả năng thể hiện các cung bậc cảm xúc khác nhau bao gồm nỗi buồn và sự hài lòng. Bé sẽ cho bố mẹ biết chúng đang cần gì qua các dấu hiệu. Điều này có vẻ rất dễ dàng nhưng thực tế thì không phải tất cả các bé sơ sinh đều thể hiện ý nghĩa như nhau trong các dấu hiệu đó và phải mất đến vài tháng thì mẹ mới có thể quen và hiểu được những dấu hiệu của con.

Biểu hiện khuôn mặt


Những biểu hiện như cau mày, nhăn trán chỉ diễn ra chớp nhoáng là những dấu hiệu bé đang nói với bố mẹ đấy. Hãy quan sát con bạn thường xuyên bạn sẽ nắm bắt được những dấu hiệu quen thuộc này. Điều đã được Giáo sư David Hill - trợ giảng khoa nhi tại Đại học Y khoa Bắc Carolina (Mỹ) nghiên cứu và chứng minh.

Giật mình


Trẻ mới sinh rất nhạy cảm, những tiếng ồn lớn, ánh sáng mạnh đều khiến bé giật mình và khóc lớn. Giật mình là phản xạ bẩm sinh đã có nhưng sẽ giảm dần khi bé được 6 tháng. Mặc dù phản xạ giật mình không làm bé đau nhưng cũng khiến bé sợ và khóc. Để tạo cho con mội trường an toàn, bạn nên hạn chế tối đa âm thanh và ánh sáng và cuốn chăn nhẹ cho bé đỡ giật mình.

Không nhìn mẹ nữa

Thường gặp cảnh tượng bé quay mặt lại với bạn khi bạn đang cố gắng nói chuyện và tương tác với bé. Từ tháng thứ hai trở đi, các bé sẽ ngừng “giao tiếp” với bạn nếu chúng cảm thấy không chịu đựng được hoặc là quá phấn khích. Hãy tôn trọng quyết định của bé, chúng muốn có thời gian yên tĩnh của bản thân để tự chơi với ngón tay hoặc ngón chân của chúng. Người thân nên kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi bé sẵn nàng nói chuyện lại với bạn nhé. 

Mỉm cười


Trước tuần thứ 6 bé cười chỉ là do quán tính nhằm thỏa mãn nhu cầu thể chất, bé chỉ thật sự biết cười từ tuần thứ 6 trở đi.  Càng lớn  nụ cười của bé càng trở nên dễ hiểu hơn, ấm áp và thân thuộc hơn vì đã biết kết hợp niềm vui bằng ánh mắt và nụ cười. Hãy phản ứng tích cực và kích thích nụ cười đầu tiên của bé. Điều này sẽ làm cho chúng hiểu được bạn đang rất chờ đón nụ cười của bé, chúng sẽ hay cười hơn nhiều đấy! 

Tìm kiếm

Bé trong những tháng đầu khi sinh,  bé sẽ thói quen qua đầu lại tìm kiếm đòi bú mẹ khi đang đói. Đó là phản ứng tìm kiếm thông thường của bé. Bạn có thể chạm nhẹ vào má để bé tự tìm vú mẹ hoặc bình sữa.

Bắt chước


Bé sẽ bắt đầu bắt chước bố mẹ, ông bà, người thân thiết bằng những biểu hiện khuôn mặt cực đáng yêu như: sợ hãi, buồn bã, vui vẻ, ngạc nhiên. Điều này sẽ xuất hiện từ tháng thứ 3. Khi lớn hơn vào tháng thứ 9, trẻ sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi biểu cảm khuôn mặt của người thân. Ví dụ: mẹ buồn bã và khóc, chúng cũng sẽ khóc theo và không ngừng được chỉ khi nào mẹ ngừng khóc và dỗ chúng.

Vì vậy, cha mẹ hãy luôn hớ rằng biểu cảm của mình ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của con. Những trường hợp buồn phiền, căng thẳng, đau khổ mẹ nên thư giãn lại và không nên cho bé nhìn thấy biểu cảm đau khổ. Bạn nên nhẹ ngàng ôm ấp, vỗ về chúng, xoa đầu và nựng má bé để bé cảm nhận tình yêu thương va biết rằng mẹ vẫn ổn. Còn trong trường hợp bạn không thể chế ngự được cảm xúc của mình thì tốt nhất hãy đưa con cho người khác bế hoặc đặt con vào nơi an toàn như cũi hoặc nôi cho tới khi bình tĩnh lại.

Ngôn ngữ cơ thể



Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 90% giao tiếp giữa bé và bố mẹ là giao tiếp phi ngôn từ. Chuyên gia nghiên cứu bệnh học Diane Bahr – tác giả của cuốn “Những điều không ai nói với các mẹ” đưa ra ví dụ: “Nhiều bé có biểu hiện nắm chặt tay lại khi chúng đói hoặc khi chuẩn bị được cho ăn. Khi đã được ăn no thì tay bé sẽ nới lỏng và mở ra như bình thường”.

 Gãi tai hoặc dụi mắt

Trẻ sẽ dụi mắt hoặc gãi tai khi chúng bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Các chuyên gia giải thích rằng trước tháng thứ 6, trẻ sẽ có biểu hiện gãi tai, dụi mắt khi chúng thấy mệt hay bị ngứa ngáy. Tai và mắt là những bộ phận nhạy bén và có vẻ trẻ thích cảm nhận xung quanh qua các bộ phận này.


Khi trẻ có dấu hiệu gãi tai hay dụi mắt, ba mẹ nên ru con ngủ ngay lúc đó. Nhưng lưu ý rằng, nếu trẻ gãi tai và quấy khóc liên tục thì rất có thể bé đã bị nhiễm trùng và bạn nên hỏi ý kiến các bác sĩ nhi khoa sớm nhất có thể.

[mecloud]OVevCeKTaJ[/mecloud] 

 NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin