Mách mẹ cách bảo vệ bé khỏi bệnh sổ mũi, nghẹt mũi khi thời tiết thay đổi
Khi thời tiết thay đổi hay giao mùa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khó tránh khỏi bệnh sổ mũi, nghet mũi khiến bé khó chịu, quấy khóc. Nếu không khắc phục kịp thời bé dễ bị viêm đường hô hấp trên.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi
Trong các lý do gây sổ mũi thì cảm lạnh là nguyên nhân thông thường và phổ biến nhất. Nhưng mẹ có biết ngoài cảm lạnh còn có rất nhiều nguyên nhân khác làm bé bị sổ mũi không? Nếu không cẩn thận, mẹ sẽ dễ nhầm lẫn những triệu chứng này với nhau đấy!
– Dị ứng: Trẻ thường bị sổ mũi đi kèm với hắt hơi, mắt đỏ và ngứa.
– Thời tiết lạnh: Trẻ ở độ tuổi chập chững hoặc lớn hơn có thể bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác do tiếp xúc với thời tiết lạnh, hoặc do ăn thực phẩm cay nồng.
– Cảm lạnh: Trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.
– Cúm: Sổ mũi do cúm thường mệt mỏi hơn với các triệu chứng lạnh run, đau ê ẩm khắp người, đau họng, chóng mặt và chán ăn.
– Dị vật trong mũi: Vật lạ trong mũi khiến chảy nước mũi và có thể chảy máu hoặc gây đau đớn.
Mách mẹ cách bảo vệ bé khỏi bệnh sổ mũi, nghẹt mũi khi thời tiết thay đổi để bé được thoải mái hơn:
Xông hơi cho bé
Hơi nước trong phòng tắm chẳng hạn là một trong những biện pháp tốt để khắc phục nghẹt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu (xô) và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm.
Có thể thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.
Tắm nước ấm
Hơi nước ấm giúp làm lỏng dịch mũi, trẻ sẽ dễ hỉ ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn.
Nếu trẻ trên 2 tuổi, bạn có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc hoa oải hương vào nước tắm cũng rất hiệu quả. Trẻ sẽ dễ chịu hơn nhiều so với việc phải uống thuốc đấy!
Nước muối thông mũi cho trẻ
Nước muối là một phương thuốc phổ biến lại an toàn chữa nghẹt mũi cho bé. Bạn có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé) hoặc bạn tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà. Để làm nước muối nhỏ mũi cho con rất đơn giản, bạn chỉ cần pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được.
Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng từ cả hai phía. Trong khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.
Hút mũi cho bé dễ chịu hơn
Về cơ bản, để thoát khỏi ngạt mũi là cần loại bỏ các chất nhầy từ mũi. Để thực hiện điều này, bạn có thể sử dụng một thiết bị hút mũi cho con (thiết bị hút mũi có sẵn ở nhiều cửa hàng dược). Thiết bị hút mũi dạng ống cao su hình bóng đèn được nhiều người mẹ ưa thích chọn cho bé nhà mình. Đảm bảo rằng trước khi đặt ống vào mũi của bé, bạn đã bóp bầu cao su một lần. Sau đó, nhẹ nhàng hút các chất nhầy từ một bên mũi bằng cách đưa đầu ống vào mũi bé và thả nhẹ tay ra. Lặp lại tương tự cho phía mũi bên kia.
Trong khi sử dụng biện pháp khắc phục nghẹt mũi cho bé, bé có thể khóc và cử động rất nhiều, vì vậy bạn sẽ cần ai đó hỗ trợ. Chuyên gia đề nghị bạn nên sử dụng thiết bị hút mũi cho con sau khi bé được xông hơi hoặc nhỏ nước mũi muối sinh lý.
Lưu ý khi xử lý ngạt, sổ mũi ở trẻ:
– Tăng cường cho bé uống nhiều nước, bú mẹ.
– Với trẻ lớn khi trẻ bị sổ mũi hay mũi đặc, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập hỉ mũi, hỗ trợ dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt để nước mũi loãng ra. Không nên dùng tay bịt hai bên để hỉ mũi vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi. Giấy để hỉ mũi nên dùng loại giấy mềm, sạch, chỉ dùng một lần.
– Sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý dùng thuốc và các biện pháp xử trí theo dân gian.
– Để trẻ không bị sổ mũi, viêm mũi nên giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời lạnh, giữ vệ sinh cho trẻ vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, nhất là trẻ dưới 6 tuổi.
Mai Nguyên (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua