Mách mẹ cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé thơm ngon, con nhanh lớn
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé đúng để bát cháo được thơm ngon, bổ dưỡng và hấp dẫn bé không phải là quá khó nếu các mẹ biết cách. Trên thực tế, có nhiều mẹ sữa bỉm rất chịu khó tìm tòi, đặt mua đủ mọi thức ngon về nấu cho con với bao tâm huyết, hì hục cả buổi hi vong con sẽ thích mà ăn ngon miệng. Song đến khi cho ăn, con lại khóc, bịt miệng không chịu ăn. Ngược lại, khi mang bắt cháo nấu ngoài hàng về, con lại ngồi im ăn ngon lành cả bát. Đơn giản chỉ bởi cách nấu của mẹ chưa thật hợp với khẩu vị của con.
Vậy làm thế nào để mẹ có thể cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé vừa ngon lại vừa đúng “chuẩn” khoa học ?
Cháo dinh dưỡng có tốt cho bé hay không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một loại cháo được coi là cháo dinh dưỡng thì phải tính toán sao cho đủ, cân đối giữa các chất đạm, vi chất dinh dưỡng có trong gói cháo, tiêu chuẩn dinh dưỡng phải tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Do đó, nó phải được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi các cơ quan có chuyên môn chứ không thể tuỳ tiện quảng bá và dán nhãn mác theo ý muốn nhưng chưa có cơ quan nào chứng nhận điều ghi trên bao bì đó là đúng.
Cho trẻ ăn nhiều cháo dinh dưỡng sẽ gây ra thiếu hụt năng lượng, mất cân đối về dinh dưỡng, lâu dài sẽ làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra việc sử dụng lâu dài cháo dinh dưỡng trong giai đoạn đang phát triển của trẻ còn gây ra rất nhiều nguy cơ gây bệnh rối loạn chuyển hoá, gây bệnh gan, thận do trong cháo có thành phần chất bảo quản natri benzoat là chất chống chua, chống nấm mốc. Chính vì vậy, bạn không nên vì tiện lợi mà lạm dụng các loại cháo được quảng cáo là cháo dinh dưỡng, mà hãy nên tự nấu cháo cho trẻ ăn.
Ảnh minh họa |
Cho trẻ ăn cháo dinh dưỡng như thế nào?
Đầu tiên bạn nên để trẻ làm quen với cháo dinh dưỡng có vị ngọt (nước cơm với sữa mẹ, sữa bột, hoặc bột có vị ngọt như bột trái cây, bột rau củ hoặc bột có vị gần giống sữa). Khi bé đã quen rồi thì chuyển qua cháo dinh dưỡng nhiều hương vị hơn (thịt, cá, tôm, gà…). Sau khi bé đã quen với cháo dinh dưỡng ngọt, trẻ em từ 7 tháng tuổi trở lên có thể bắt đầu ăn cháo mặn.
Bạn nên lựa chọn thực phẩm nấu cháo dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của bé. Trẻ trên 6 tháng nên dùng thịt nạc heo, lòng đỏ trứng, tàu hủ non và các loại cá đồng. Không nên cho trẻ dưới 8 tháng ăn các loại thịt bò, thịt gà, các loại hải sản vì trẻ ở tuổi này chưa đủ men tiêu hoá các loại thức ăn đó, đồng thời có một số trẻ nhỏ dễ bị dị ứng với đồ ăn hải sản.
Hướng dẫn mẹ cách nấu cháo dinh dưỡng dành cho bé
1. Cháo cá cà rốt
Chuẩn bị:
Cá 30g + bột gạo 20g + khoai tây 10g.
Sơ chế món:
Mẹ sơ chế cá thật sạch, lọc bỏ xương chỉ lấy thịt rồi xay nhuyễn
Cà rốt mẹ rửa sạch, gọt vỏ, luộc chín rồi xay nhuyễn.
Chế biến:
Cho bột gạo vào nấu cùng nước sôi, mẹ đổ hỗ hợp cá và cà rốt đã được say nhuyễn vào khuấy đều, bạn có thể nêm 1 tí muối, dầu ăn cho trẻ dễ ăn và cảm nhận được mùi vị. Để nguội sau đó cho trẻ ăn.
2. Cháo thịt lợn, bò xay nhuyễn
Chuẩn bị:
Bột gạo, thịt lợn hoặc bò xay nhuyễn, dầu ăn
Chế biến:
Khi nước sôi, mẹ cho bột vào quấy đều tay để bột không bị dính đáy, sau đó mẹ cho thịt đã xay nhuyễn vào khuấy tiếp cho thịt chín và không bị vón cục. Khi thịt chín mềm thì tắt bếp cho thêm 1 thìa dầu ăn và vài hạt muối để trẻ có thể cảm nhận được mùi vị mới..
Những sai lầm khi nấu cháo cho bé mẹ thường gặp
Đập trứng sống vào cháo
Trứng được coi là thực phẩm vàng ăn dặm đối với trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi, vì vậy không khó hiểu khi thấy nhiều mẹ vẫn nấu cháo trứng cho trẻ ăn. Tuy nhiên, thói quen của nhiều mẹ là khi nồi cháo chín, mẹ đập trứng vào và đảo đều lên, đun tới khi thấy trứng sền sệt, mẹ tắt bếp và cho trẻ ăn.
Cách nấu này thực tế rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ vì trứng khi được đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ chín rất nhanh nhưng vi khuẩn từ trứng vẫn không bị tiêu diệt hết. Việc ăn trứng kiểu này có thể khiến con bị đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc.
Vì vậy, cách nấu cháo trứng tốt nhất, mẹ nên đập trứng trộn cùng cháo hoặc bột, sau đó cho lên bếp nấu từ từ khoảng 5 - 10 phút tới khi nào nồi cháo trứng bén là được
Nấu cháo cùng ngũ cốc
Ngũ cốc là thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ, tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi được khuyến khích không nên sử dụng nhiều ngũ cốc, đặc biệt khi kết hợp với cháo. Vì ngũ cốc rất khó tiêu và không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của con. Nếu nấu cùng cháo, con sẽ bị đầy bụng, khó tiêu, đi phân sống, tiêu chảy.
Nếu mẹ nấu nhiều lần, lâu dài có thể dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ vì ngũ cốc gây cảm giác lưng lửng ở dạ dày khiến trẻ luôn ở trạng thái no bụng, không muốn ăn.
Chỉ dùng nước hầm xương nấu cháo
Nhiều bà mẹ ngày nào cũng cặm cụi hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Họ hy vọng những chất bổ sẽ tan trong nước và bé hấp thu đầy đủ các chất này. Thế nhưng, dù ngày nào họ cũng hầm xương, bé cưng vẫn cứ gầy nhom.
Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bé, vì vậy nếu hàng ngày mẹ có thể nắm được cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé thơm ngon, khoa học thì bé sẽ được bổ sung các dưỡng chất đầy đủ để phát triển một cách khỏe mạnh toàn diệ nhất. Chúc các mẹ có thành công với thực đơn nấu ăn hàng ngày cho con yêu nhé!
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 2 món cháo dinh dưỡng giúp bé chắc khỏe xương
- Bí kíp vàng nấu cháo dinh dưỡng cho bé của bà mẹ bận rộn
- 2 công thức chế biến thức ăn cho trẻ đảm bảo giữ được dinh dưỡng nhiều nhất
- Cách nấu cháo chim bồ câu thơm ngon, giữ được dinh dưỡng cho mẹ bầu
- 7 loại quả giàu dinh dưỡng, ngăn ngừa ung thư hiệu quả
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua